Cẩm nang dành cho mẹ bỉm về tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Vì những lý do khách quan nên hiện nay, không ít trường hợp đã mắc phải tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và có nguy cơ ngày càng nặng nề hơn. Thực tế, việc sử dụng thước đo phát triển thông thường của trẻ em rất khó có thể chính xác, vì mỗi bé có sự phát triển rất khác nhau, tuy nhiên nếu không xác định được sớm thì sẽ gây các biến chứng nguy hiểm cho các em. Cùng tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây.

>>> Tại sao trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nên dùng multi omega 3 junior

Tất tần tật những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Có rất nhiều loại nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ, được tổng hợp lại như sau:

Nguyên nhân về thể chất của bé

Những nguyên nhân về thể chất sau được giới chuyên môn đánh giá là có sự liên quan mật thiết đến hiện tượng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:

  • Chậm phát triển não bộ, bé không thể xử lý linh hoạt hệ thống thần kinh trung ương khiến cho việc nói trở nên bất thường.
  • Tổn thương về não bộ.
  • Tự kỷ.
  • Rối loạn khả năng đọc hiểu.
  • Khiếm khuyết bẩm sinh mặc dù vẫn có dấu hiệu tư duy thần kinh bình thường.
  • Bại não (có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bại não các mẹ nhé!)
  • Một loại bệnh lý của hệ thống thần kinh đó chính là rối loạn ngôn ngữ khác. Những khiếm khuyết của hệ thống thần kinh sẽ chiếm tỷ lệ 50% gây ra sự hạn chế trong việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ em.
  • Có thể nguyên nhân do trẻ đã mắc phải hội chứng hạn chế biểu đạt ngôn ngữ, không có khả năng nói và viết, mặc dù vẫn có thể hiểu được ngôn ngữ. Nguyên nhân sâu xa là do thiếu các chất dinh dưỡng, tổn thương não bộ hoặc là tại các yếu tố được di truyền từ người thân.

Nguyên nhân về môi trường bên ngoài

Những nguyên nhân về môi trường xung quanh ảnh hưởng đến trình độ phát triển ngôn ngữ của bé được kể đến như là:

Những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ chậm nói

Những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ chậm nói

  • Trẻ được sinh ra và lớn lên trong một môi trường giao tiếp song song cùng lúc hai hoặc nhiều ngôn ngữ.
  • Chất lượng cuộc sống bị hạn chế như nghèo đói, suy dinh dưỡng, thiếu sự quan tâm và chăm sóc của các quý phụ huynh.
  • Bé không giao tiếp hoặc là không có khả năng giao tiếp với những người bên ngoài gia đình.
  • Kỹ năng về ngôn ngữ của bé chưa được sự quan tâm đúng mức của gia đình, cha mẹ chỉ quan tâm đến những mặt kỹ năng khác như là tập đi, đứng,…
  • Các bé là con thứ trong gia đình, trong khi anh chị em trong nhà giao tiếp quá tốt nên trẻ không cần nói nhiều vẫn có thể đạt được thứ mình muốn, từ đó dẫn đến những hạn chế trong việc giao tiếp, thậm chí là trẻ sẽ vô cùng lười nói chuyện.
  • Nếu trẻ em bị ngược đãi trong quá khứ cũng rất dễ bị chậm phát triển ngôn ngữ, vì những cú sốc sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khá nặng nề.

Trẻ gặp một số vấn đề về thính giác

Khiếm thính cũng được coi là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Vì nếu bị khiếm thính thì trẻ sẽ không thể nghe rõ ràng được những âm thanh liền mạch của người đối diện, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực rõ nét đến mức độ phát triển ngôn ngữ. Có thể nói, mức độ khiếm thính sẽ tỉ lệ thuận với vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ mà các em đang gặp phải.

Trẻ có vấn đề về thính giác nên chậm phát triển ngôn ngữ

Trẻ có vấn đề về thính giác nên chậm phát triển ngôn ngữ

>>> Tầm quan trọng của DHA đối với trẻ là gì?

Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ

Vấn đề trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường được tìm thấy ở những bé chậm phát triển trí tuệ, đây cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên để phát hiện các bệnh liên quan đến não bộ của trẻ. Chậm phát triển trí tuệ gây ra chậm nói, chậm đi, chậm phát triển thính giác.

Cách khắc phục tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của các bé mà quý phụ huynh nên thực hiện đúng biện pháp khắc phục, nhằm đảm bảo được hiệu quả tối ưu nhất.

Trường hợp nhẹ, có thể chăm sóc đặc biệt tại nhà

Vai trò của bố mẹ cực kỳ quan trọng trong suốt hành trình cải thiện cho trẻ chậm nói, dưới đây là một số cách khuyến khích trẻ có thể phát triển ngôn ngữ theo kịp các bạn cùng trang lứa:

Cha mẹ nên dành thời gian quan tâm các trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Cha mẹ nên dành thời gian quan tâm các trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

  • Cha mẹ nên dành thời gian để giao tiếp với các con nhiều hơn, một số hành động cụ thể bao gồm hát, nói chuyện, khuyến khích con bắt chước theo âm thanh, cử chỉ, điệu bộ và nét mặt,…
  • Hãy đọc sách hoặc đọc truyện cho con nghe mỗi ngày, bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn đối với những loại sách truyện có hình minh họa đầy màu sắc. Đồng thời bạn nên khuyến khích các con đọc theo mình hoặc là làm theo những hành động mà nhân vật trong sách đang làm, điều này sẽ kích thích não bộ của bé nhiều hơn.

Nặng hơn thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia

Nếu những biện pháp tự khắc phục tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại nhà không đem lại hiệu quả, thì bố mẹ nên tham khảo thêm cách nhờ sự hỗ trợ đến từ các chuyên gia, chuyên viên tâm lý trẻ em, những người có mặt kinh nghiệm về mặt ngữ âm trị liệu. Tại các phòng khám có chuyên môn, các em sẽ được hỗ trợ cải thiện bằng nhiều phương pháp và công cụ khác nhau, với mục đích giúp cho các em hòa nhập được vào cộng đồng.

 

Hy vọng rằng các bạn trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ cải thiện được tình hình khi các quý phụ huynh đọc hết cẩm nang hữu ích này.