Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý hiếm có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Loại dược liệu này được hình thành nhờ sự kết kỳ diệu giữa côn trùng và thực vật. Bản chất của nó là một loại nấm có tên Ophiocordyceps Sinensis (thuộc họ nhà nấm Ascomycetes), loại nấm này sống ký sinh trên cơ thể của ấu trùng (nhộng) bướm. Sự hình thành này thường xuất hiện trên ấu trùng sâu Hepialus Armoricanus.
Hiện nay có khoảng 400 loài Đông trùng hạ thảo, nguồn gốc của chúng xuất phát từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Bhutan, Nepal, Thái Lan và Việt Nam.
Đông trùng hạ thảo giá bao nhiêu?
Đông trùng hạ thảo tươi có giá giao động từ 1.400.000 – 1.500.000 VNĐ/100g.
Đông trùng hạ thảo sấy có giá giao động từ 850.000 – 900.000 VNĐ/10g.
Giá của Đông trùng hạ thảo sẽ có sự chênh lệch tùy thuộc vào từng thời điểm nhất định.
Để đáp ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và sáng chế ra nhiều loại Đông trùng dưới dạng viên nang, viên nén hoặc bột với hàm lượng khác nhau. Các chế phẩm của Đông trùng hạ thảo có thể sử dụng bằng cách trộn thành sinh tố hoặc hãm thành trà.
Thành phần hóa học của Đông trùng hạ thảo
*Đông trùng hạ thảo Trung Quốc
Các loại Đông trùng hạ thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc sẽ chứa khoảng 7% axit amin đặc biệt là axit cocdixepic 3-4-5 tetraoxi hexahydro benzoat; khoảng 25 – 32% protein, axit amin như prolin, histidin, valine, oxy valin, axit glutamic, arginine và alanine.
Ngoài ra, trong Đông trùng hạ thảo còn chứa 8.4% các chất béo trong đó axit béo no chiếm 13% và axit béo không no chiếm 82.2% (axit linoleic 31.69%, axit linoleic 68.31%).
*Đông trùng hạ thảo Việt Nam
Hiện nay Việt Nam đã xuất hiện và nuôi trồng được nhiều lại Đông trùng hạ thảo tuy nhiên cho đến hiện tại chưa có báo cáo đầy đủ về nghiên cứu này.
Các loại Đông trùng hạ thảo tại Việt Nam
Có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Đông trùng hạ thảo còn có tên gọi khác: Trùng thảo, Hạ thảo đông trùng.
Tên khoa học là: Cordyceps sinensis (Berk) Sacc.
Thuộc: bộ Nang khuẩn Ascomycetes, họ Nhục tòa khuẩn Hypocreaceae.
Có nguồn gốc từ Việt Nam.
Đông trùng hạ thảo có tên khoa học là: Brihaspa atrostigmella.
Thuộc: họ Sâu cánh bướm Lepidoptera.
Loài Đông trùng này thường được phát hiện trên thân cây chít (một loại lau). Tên khoa học của cây chít là: Thysanolaena maxima O.Kuntze
Thuộc họ: Lúa Poaceae.
Tác dụng của Đông trùng hạ thảo
*Trong Y học cổ truyền
Đông trùng hạ thảo của Trung Quốc là một loại thuốc đã được ghi nhận trong Bản thảo cương vào những năm 1765.
Đông trùng hạ thảo Trung Quốc có tính ôn, vị ngọt, quy vào kinh phế bổ thận.
Có tác dụng bổ thận, tráng dương, bổ tinh tủy, chữa liệt dương, di tinh, chữa hư lao sinh ho, ho ra máu, hóa đờm, lưng gối đau mỏi, cầm máu.
*Trong Y học hiện đại
-
Điều trị tim mạch
Thử nghiệm trên động vật cho thấy, Đông trùng hạ thảo có thể khiến cho nhịp tim của thỏ bị chậm lại nhưng lượng máu bơm trong một nhịp của tim lại tăng rõ rệt.
Kết quả cho thấy Đông trùng hạ thảo có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh đau tim.
-
Điều trị huyết áp
Đông trùng hạ thảo được cho là có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Khi sử dụng đông trùng với liều lượng đủ thì có thể cải thiện được tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi. Do trong Đông trùng có chứa hợp chất cordycepin, có thành phần phân tử tương tự như adenosine có khả năng cải thiện tuần hoàn, giảm huyết áp và làm giãn mạch máu.
-
Hỗ trợ điều trị ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy Đông trùng hạ thảo có thể hỗ trợ điều trị và chống lại một số loại virus gây ung thư.
Theo một nghiên cứu vào năm 2008 được công bố cho biết các loại thuốc được chiết xuất từ Đông trùng hạ thảo có thể kích hoạt quá trình apoptosis ở các tế bào ung thư vú trong các nghiên cứu trong ống nghiệm.
Liều dùng và cách dùng
Sau khi được phân tích, Đông trùng hạ thảo là một thảo dược có độc tính rất thấp. Chính vì vậy, mọi người có thể sử dụng hàng ngày với liều lượng nhất định. Dưới đây là liều thông thường được bác sĩ khuyên dùng:
- Mỗi ngày có thể uống khoảng 6 – 12g dưới dạng Đông trùng ngâm rượu uống.
- Mỗi ngày có thể cho 1 con đông trùng hạ thảo vào ấm trà cùng với kỷ tử và cúc hoa để hãm uống thay trà.
- Nếu dùng để hầm gà cho người bị suy nhược thì hãy lấy 15 con Đông trùng hạ thảo Trung Quốc vào hầm cùng hạt sen, kỷ tử, đẳng sâm.
- Đối với những trường hợp cơ thể suy nhược, người già, người bị viêm phế quản mạn tính hãy sủ dụng Đông trùng hạ thảo Trung Quốc 10g, khoản đông hoa 6g, tang bạch bì 8g, cam thảo 3g, tiểu hồi hương 2 g cùng với 600ml nước lọc. Sau đó cho vào ấm sắc cho đến khi hỗn dịch trong ấm còn 200ml thì dừng lại. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày.
Tác dụng phụ có thể xảy ra
Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng Đông trùng hạ thảo mà bạn cần phải chú ý:
- Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Tụt huyết áp đối với những người bị huyết áp thấp.
- Khô miệng.