Mách bạn cách chữa táo bón hiệu quả

Táo bón (Constipation) là sự chậm vận chuyển sân, thể hiện bằng > 2 ngày mới đi ngoài 1 lần, phân thường khô hoặc cứng lồn nhồn, lượng phân ít (< 35g/ngày).

Bình thường số lần đi ngoài từ một đến hai lần trong một ngày, phân mềm đóng thành khuôn, lượng phân từ 200g đến 400g.

cach-chua-tao-bon-hieu-qua-2

Nguyên nhân gây táo bón

Thức ăn sau khi được tiêu hóa và hấp thu ở ruột non, tới đại tràng phần lớn nước được hấp thu lại, phân đóng thành khuôn sẽ đi xuống đại tràng sigma, được tích ở đó. Khi lượng phân nhiều đến mức độ nào đó sẽ đi xuống trực tràng và kích thích niêm mạc trực tràng gây phản xạ mót rặn: co cơ nâng hậu môn, mở cơ vòng hậu môn, đại tràng co bóp mạnh, đồng  thời cơ hoành và các cơ thành bụng co lại làm tăng áp lực trong ở bụng: tất cả dẫn đến hiện tượng tống phân ra ngoài.

Táo bón có thể do:

  • Rối loạn vận động ở đại tràng: đại tràng có nhiệm vụ đẩy phân từ trên xuống nếu nhu động của đại tràng giảm hoặc bị cản trở bởi một khối u đều giữ phân lâu ở đại tràng gây táo bón.
  • Rối loạn vận động ở trực tràng và hậu môn: giảm vận động ở trực tràng và tăng vận động ở hậu môn.

Nguyên nhân: 

  • Táo bón chức năng (không có tổn thương ở đại tràng, trực tràng, hậu môn):
    • Những bệnh toàn thân: tình trạng nhiễm khuẩn, sốt nhiều, sau phẫu thuật mất nhiều máu… gây mất nước do đó phân khô và táo.
    • Do thuốc: một số thuốc làm giảm nhu động ruột hoặc làm phân khô lại như thuốc phiện, tanin, thuốc có chất sắt, thuốc an thần…
    • Do phản xạ: những những cơn đau dữ dội ở bụng làm mất chất phản xạ đại tiện: cơn đau quặn thận, cơn đau quặn gan. 
    • Do chế độ ăn uống: ăn ít rau, uống ít nước, thiếu vitamin b1.
    • Do nghề nghiệp và thói quen: ngồi nhiều ít vận động, thói quen không đại tiện đúng giờ giấc, quên đại tiện làm rối loạn phản xạ mót rặn. Nhiễm độc chì mãn tính ảnh hưởng đến sự hoạt động của ruột.
    • Do suy nhược: người già, suy nhược, mắc bệnh mãn tính phải nằm lâu… làm giảm nhu động ruột và trương lực các cơ thành bụng gây táo bón.
    • Rối loạn tâm thần: lo lắng buồn rầu làm quên đại tiện, mất phản xạ mót rặn…
  • Táo bón do tổn thương thực thể
  • Tổn thương ở trong ống tiêu hóa:
  • Khối u của đại trực tràng gây cản trở đường đi của phân.
  • Tổn thương bầm sinh của đại tràng (bệnh đại tràng, bệnh to đại tràng bẩm sinh), phân chứa trong đại tràng nhiều và lâu nên nước bị hấp thu lại nhiều làm cho phân khô và táo bón. 
  • Viêm đại tràng mãn tính, viêm đại tràng chức năng: gây táo bón và tiêu chảy xen kẽ. 
  • Tổn thương hậu môn (trĩ và nứt hậu môn): mỗi lần đại tiện rất đau, người bệnh không dám đại tiện, lâu ngày gây táo bón. 
  • Tổn thương ở ngoài ống tiêu hóa, trong ổ bụng:
  • Phụ nữ có thai, nhất là những ngày cuối của thai kỳ, khi thai to có thể đè lên trực tràng. 
  • Các khối u của tử cung (u xơ tử cung), khối u tiền liệt tuyến, khối u phần tiểu khung.
  • Các dây chằng chịt sau mổ, hai sau viêm xung quanh đại trực tràng làm co hẹp đại trực tràng.
  • Tổn thương ở não và màng não:
  • Hội chứng màng não, tăng áp lực nội sọ: táo bón do rối loạn hệ thần kinh thực vật. 
  • Tổn thương ở tủy: táo bón do mất phản xạ mót rặn.

cach-chua-tao-bon-hieu-qua-2

Triệu chứng của táo bón

  • Đại tiện khó khăn, đau hoặc đi ngoài không hết hoặc thậm chí không thoải mái ở bụng. Nhiều ngày mới đi một lần, mỗi lần đại tiện phải rặn rất nhiều, phải vận dụng cơ hoành, cơ thành bụng để tống phân ra ngoài. 
  • Phân rắn thành cục, mật độ cứng, có thể dính theo máu tươi do rách những mạch máu nhỏ của niêm mạc, có khi dính theo chất nhầy niêm dịch của đại trực tràng. 
  • Nếu táo bón kéo dài có thể gây nên những rối loạn toàn thân như nhức đầu, đánh trống ngực, thay đổi tính nết (hay cáu gắt…) 
  • Khám bụng có thể sờ thấy từng cục cứng lổm nhổm ở vùng đại tràng xuống và đại tràng sigma. 
  • Thăm trực tràng có thể sờ thấy cục phân rất cứng, khối u, polyp… Ngoài ra, có thể quan sát được biểu hiện của trĩ, nứt hậu môn. 

Cách điều trị táo bón

Táo bón dù do bất cứ nguyên nhân nào thì việc điều trị thường bắt đầu bằng thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hợp lý. Khi áp dụng biện pháp trên không đỡ mới dùng đến thuốc, cần thăm khám bởi bác sỹ. Điều trị đặc hiệu tùy theo từng nguyên nhân. 

Chế độ ăn uống và thay đổi lối sống

  • Chế độ ăn: ăn nhiều chất bã và có nhiều nước, uống ít nhất 1,5 lít/ ngày. Tránh ăn những chất có nguy cơ gây táo bón (ổi, sim) 
  • Luyện tập: xoa bụng kết hợp với tập đi ngoài đúng giờ.
  • Thay đổi thói quen: siêng năng vận động tập thể dục thể thao, tránh nằm ngủ ngủ hoặc ngồi nhiều.

cach-chua-tao-bon-hieu-qua-2

Thuốc điều trị

  • Thuốc nhuận tràng kích thích (chiết xuất từ nhựa một số loài cây) kích thích vào niêm mạc đại tràng gây tăng bài tiết nước và co bóp. 
    • Bisacodyl 5mg x 1 – 2 viên/ngày uống trước khi đi ngủ.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu (Magie sunfat, magie photphat, sorbitol) có tác dụng kéo nước từ trong thành ruột vào lồng ruột.
    • Sorbitol: người lớn 5 – 15g/ngày, trẻ em 2,5 – 5g/ ngày.
    • Duphalac: người lớn 10 – 30 g/ ngày; trẻ em 0,25 mg/kg/ ngày.
  • Thuốc làm mềm phân (thuốc bột citrucel, konsyl, fiberall, metamucil; viên fibercon, fiberall; thuốc hạt serutan, perdien fibe): có tác dụng ngâm nước và nở ra làm cho phần mềm và tăng khối lượng phân làm cho phân tống ra dễ dàng hơn. 
  • Thuốc làm trơn: Vaseline hoặc paraffin lọ 250ml, người lớn uống 15 – 30ml/ngày; trẻ em 2,5 – 10ml/ngày.
  • Nếu nguyên nhân do trực tràng thì dùng thuốc qua đường hậu môn – trực tràng, nếu nguyên nhân do đại tràng thì dùng thuốc qua đường uống.