Là bậc phụ huynh đặc biệt là đối với những ông bố bà mẹ lần đầu với thiên chức cao quý này sẽ không khỏi lo lắng khi trẻ sơ sinh bị ho. Tuy nhiên nếu có được kinh nghiệm cũng như có một ít kiến thức thì chúng ta sẽ cảm thấy an tâm hơn về tiếng ho của trẻ, hãy cùng Từ Điển Sức Khỏe tìm hiểu về chủ đề: Trẻ sơ sinh bị ho có nguy hiểm không? Cách trị ho cho trẻ sơ sinh.
Giải mã thông tin về tiếng ho của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị ho
Bố mẹ có biết rằng, việc trẻ sơ sử dụng tiếng ho là một trong những phản xạ không điều kiện có lợi cho bé đấy. Khi bé bị ho và hành động bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh hoặc đẩy các dị vật không may lọt vào đường hô hấp đi ra cơ thể.
Các bố mẹ khi mới sinh con, trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho khiến cho chúng ta cực kỳ lo sợ liệu con mình có mắc phải bệnh gì không. Nhưng bố mẹ hãy an tâm, dù bé có bị ho do mắc các chứng bệnh về đường hô hấp thì tiếng ho của bé cũng giúp cho đường hô hấp được thông thoáng, đẩy đờm, dịch mũi họng ra ngoài.
Phân loại tiếng ho của trẻ sơ sinh
- Ho khan: Ho khan tức là tiếng ho khô, không có đờm hay dịch họng. Xảy ra khi trẻ nhỏ bị cảm lạnh hoặc dị ứng, nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho khan là thanh quản bị viêm đồng thời khí quản phản xạ lại trước sự thay đổi của thời tiết, tiếng ho khan thường kèm theo hiện tượng khò khè.
- Ho có đờm: Trẻ sở sinh bị ho có đờm nhầy màu trắng hoặc xanh, khi này bé con có thể đang bị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp.
Nguyên nhân gây ho ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường ít khi bị ho, nhất là các bé dưới 4 tháng tuổi, do đó khi thấy trẻ bị ho nhất là các trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho thì bố mẹ hãy để ý đến bé con nhà mình nhé.
Bé sơ sinh bị ho có thể do một số nguyên nhân sau:
- Gia đình đang dùng than củi để xông trong thời gian cữ.
- Trong nhà đang có người hút thuốc lá.
- Môi trường xung quanh ô nhiễm do khói bụi.
- Bé đang bị sặc nước miếng, sặc sữa, hoặc không may mắc các dị vật trong vòm họng.
- Bé đang một số bệnh về hô hấp: Viêm phế quản, ho gà, viêm phổi….
Lý giải tiếng ho và cách chữa ho cho trẻ sơ sinh
Các bố mẹ cần chú ý rằng, việc các cháu trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho, hay ho có tần suất cao có nhiều nguyên nhân khiến bé bị ho. Hãy quan sát xem bé yêu đang ở trong những triệu chứng nào dưới đây để xử lý phù hợp nhé:
Trẻ sơ sinh bị ho do bị cảm lạnh và cảm cúm thông thường
Khi bé bị cảm lạnh cũng có thể gây cho trẻ con bị ho đấy các bố mẹ ạ, quan sát thấy bé có triệu chứng như: bé thỉnh thoảng bị ho khan, nghẹt mũi, có một số dấu hiệu nhẹ của viêm họng… hoặc nếu bé bị ho có đờm và có sốt nhẹ nhưng bàn tay bàn chân của con lại lạnh. Khi đó là con mình đang bị cảm lạnh rồi bố mẹ nha.
Bố mẹ hãy lưu ý khi trẻ sơ sinh nhà mình bị ho do cảm lạnh:
- Cho bé con bú nhiều hơn bình thường, hoặc bổ sung thêm 1 vài thìa nước ấm khi cần thiết để làm loãng dịch đờm, giúp bé ho được thuận lợi.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ.
- Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé.
- Xông phòng bằng tinh dầu tràm bằng chậu nước nhỏ nóng có nhỏ dầu tràm để bay hơi tự nhiên, bôi trực tiếp dầu tràm lên hai bàn chân, rốn và cổ bé.
- Mẹ có thể uống thêm các loại nước mát như: nước lá tía tô, nước lá rau diếp cá… để bé con ti sữa nhé. Đây là những cách trị ho cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian mà khá là có hiệu quả đấy các bố mẹ ạ.
- Nếu trẻ bị sốt cao, hơn 38,5 độ thì nên dùng loại thuốc giảm sốt cho các bé sơ sinh theo đơn của bác sỹ nhé.
- Bố mẹ khi thấy các bé sơ sinh thỉnh thoảng bị ho đừng quá lo lắng, hãy quan sát bé con của mình xem tiếng ho của con là do đâu, có đáng lo ngại và có nhất thiết phải đi bệnh viện không.
Trẻ sơ sinh bị ho từ nguyên nhân viêm thanh phế quản
Khi bé con bị ho, có thể con đang bị bệnh viêm thanh khí phế quả đấy bố mẹ nhé. Khi hệ thống khí quản, thanh quản bị viêm nhiễm sẽ làm cho lớp màng khí quản bị sưng lên, khiến cho em bé trở nên khó thở và ho.
Dấu hiệu khi bé bị ho do bị viêm thanh khí phế quản:
- Hơi thở của bé bị yếu hơn, khó thở.
- Tiếng thở kèm theo tiếng khò khè.
- Thể trạng của bé không được tốt như bình thường, da dẻ không sáng.
Khi trẻ sơ sinh bị ho do viêm thanh phế quản, bố mẹ cần làm gì để giúp con nhanh khỏi?
- Cần để bé trong môi trường thoáng mát, không có nhiều bụi khó và ô nhiễm.
- Trong thời tiết quá khô hanh thì cần sử dụng máy phun sương nhỏ trong phòng để cũng cấp độ ẩm cho phòng, sử dụng ở mức độ nhẹ.
- Bế đứng bé và vỗ rong đờm cho con nếu con ho có đờm.
Sau khoảng thời gian từ 3-5 ngày bé có triệu chứng không thuyên giảm thì bố mẹ nên đưa bé con đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời nhé.
Trẻ sơ sinh bị ho do bị viêm phế quản hoặc hen suyễn
Các bé con sau khi bị cảm lạnh nếu không cẩn thận thì sẽ dẫn đến bị viêm phế quản, hen suyễn. Thông thường các bé có di truyền trong gia đình bị hen suyễn hoặc bị dị ứng cũng có khả năng bị cao.
Vào mùa lạnh, trẻ dễ bị viêm phế quản hơn so với mùa nắng nóng. Bố mẹ cần quan sát bé nếu có những biểu hiện như sau thì bé con đang bị ho do bị viêm phế quản hoặc hen suyễn:
- Bé bị ho và khó thở, sốt nhẹ, ăn ít hơn hoặc thậm chí là bỏ ăn.
- Bé bị chảy nước mắt mà không phải nguyên nhân khóc.
Khi bé con gặp những triệu chứng trên, bố mẹ hãy lưu ý đầu tiên đến nhịp thở của con, nếu hơi thở của bé < 50 hơi/ phút thì bé con có thể đang gặp vấn đề về suy hô hấp, bố mẹ không được chần chừ mà đưa bé đến viện luôn nhé.
Trẻ sơ sinh bị ho do bị bệnh ho gà
Bệnh ho gà được xác định bởi nguyên nhân bị nhiễm trùng virut Bordetella pertussis, đây là căn bệnh cực kỳ dễ lây lan qua đường không khí và có tỷ lệ tử vong khá cao. Virut Bordetella pertussis tác động đến lớp niêm mạc trong đường thở, gây nên tình trạng viêm nhiễm, khiến cho trẻ trở nên khó thở.
Ngày nay y học phát triển và đã sản xuất được loại vắc xin trong tiêm chủng để phòng các bệnh ho gà cho các trẻ sơ sinh.
Bệnh ho gà thường không xảy ra với các triệu chứng cảm lạnh, bố mẹ thấy bé con nhà mình có biểu hiện sau thì cần lưu ý:
- Bé có triệu chứng ho từng cơn nối tiếp nhau, càng lúc càng nhanh nhưng hơi yếu dần.
- Khi ho có biểu hiện hít sâu khò khè như tiếng gà.
- Mắt lồi, mệt mỏi và không linh động.
- Lưỡi thè ra.
- Sắc mặt biến đổi, có khi còn bị đỏ mặt, tím môi, tĩnh mạch cổ nổi lên.
Bố mẹ nhớ lưu ý về lịch tiêm phòng của con nhé, trong các mũi tiêm của con có mũi phòng bệnh ho gà. Nếu bé có triệu chứng nặng và không khỏi thì nên đưa bé vào viện để được thăm khám.
Trẻ sơ sinh bị ho do bị bệnh viêm phổi
Viêm phổi cũng có biểu hiện ở trẻ là bị ho, bệnh viêm phổi được xác định nguyên nhân do vi khuẩn và virut gây ra khi bé bị cảm lạnh.
Trong trường hợp các mẹ sinh mổ, do bé con không được ép phổi như khi sinh thường qua tử cung, nên các bé sinh mổ thường có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi cao hơn.
Bé bị ho do viêm phổi thường có đờm khi ho, bệnh này khá nghiêm trọng và không chữa trị đươc tại nhà, nên bố mẹ nên đưa bé con của mình thăm khám cẩn thận để tránh trường hợp để lâu gây tình trạng nguy hiểm cho bé. Đặc biệt là các trường hợp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho do viêm phổi thì bố mẹ phải cực kỳ cẩn thận, khi này sức đề kháng của bé còn yếu hơn so với các trẻ lớn tháng hơn. Do vậy, để chữa ho cho trẻ sơ sinh do bị viêm phổi bố mẹ nên nhờ sự can thiệp của bác sỹ nhé.
Trẻ sơ sinh bị ho do mắc các dị vật, ho sặc nước miếng hoặc sữa.
Thông thường các bé sơ sinh ít xảy ra trường hợp hóc các dị vật hơn so với các bé lớn tuổi hơn. Tuy nhiên một số trường hợp vẫn xảy ra khi bé bị sặc nước miếng, sặc sữa vào ống thanh quản cũng khiến cho trẻ bị ho.
Bố mẹ thấy bé con tự nhiên thở hổn hển, ho đột ngột và ho sâu, há miệng to và da mặt đỏ lên thì khi đó bé đang bị hiện tượng sặc nước miếng hoặc sữa đấy ạ.
Đối với các bé sơ sinh bị ho do nguyên nhân này, mẹ cần bế thẳng bé con rồi vỗ ợ hơi cho bé là khỏi đấy ạ. Đây là cách chữa ho cho trẻ sơ sinh khá đơn giản mà mẹ cần thử đấy ạ.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh bị ho
Trẻ sơ sinh với thể trạng sức khỏe còn non nớt, sức đề kháng kém hơn nên các bố mẹ nhớ chăm sóc con một cách tốt nhất nhé. Thường xuyên tìm hiểu những kiến thức về chăm sóc trẻ để biết được cá triệu chứng và biểu hiện đó có nguy hiểm không. Từ đó tìm ra những cách trị ho cho trẻ sơ sinh phù hợp và hiệu quả.
Khi trẻ bị ho bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau để chữa ho cho trẻ sơ sinh.
- Luôn giữ ấm cơ thể bé, mặc quần áo dài, mang tất vớ đầy đủ, mang mũ che thóp cho trẻ khi ra ngoài.
- Nếu sinh con vào mùa hè, hạn chế dùng máy điều hòa, thanh bằng quạt hơi nước để không làm cho nhiệt độ quá lạnh.
- Cho trẻ bú theo nhu cầu của con, bú nhiều bữa hơn trong ngày.
- Giữ vệ sinh phòng ngủ và nơi ở thoáng mát, sạch sẽ.
- Không để nồi xông than trong nhà.
- Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm khăn ấm, không sử dụng thuốc khi chưa được chỉ định của bác sĩ.
- Nếu bé không thuyên giảm triệu chứng ho thì cần mời bác sỹ về nhà hoặc đưa đến bệnh viện để được thăm khám.
Quả thực khi đã làm bố mẹ mới hiểu về sự vất vả khi nuôi con đúng không các bố các mẹ, đặc biệt là chăm trẻ sơ sinh là không hề dễ. Nhưng bố mẹ hãy giữ bình tĩnh và quan sát, hiểu được tiếng ho khi trẻ sơ sinh bị ho là nguyên nhân từ đâu, không cần quá lo lắng quá mức mất tầm kiểm soát. Bình tĩnh xử lý và cho bé nhập viện khi cần thiết.
Từ Điển Sức Khỏe chúc các bố mẹ luôn có sự hiểu biết để chăm sóc bé con nhà mình một cách tốt nhất! Chúc các mẹ và con yêu luôn thật mạnh khỏe nhé.