Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm khá phổ biến, nó xuất hiện theo mùa gây ra những biến những chứng nguy hiểm cho người bệnh. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng. Vậy làm sao để bạn phát hiện mình đã bị sốt xuất huyết?
Trong bài viết dưới đây Từ Điển Sức Khỏe sẽ chia sẻ đến bạn những biểu hiện của sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em để bạn phát hiện kịp thời và có phác đồ điều trị kịp thời. Mời các bạn cùng theo dõi!
Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là một trong nhưng căn bệnh có thể lây từ người sang người nếu như bị muỗi vằn mang mầm bệnh chích. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải.
Sốt xuất huyết làm cho cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi, đau nhức đặc biệt là các khớp. Sốt huyết huyết nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao, nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và gây tử vong nhanh chóng cho người bệnh.
Triệu chứng của sốt xuất huyết ở người lớn
Triệu chứng của sốt suất huyết ở người lớn có nhiều điểm tương đồng như ở trẻ em. Khi bị nhiễm loại virus này người bệnh sẽ phải gặp một trong 2 trường hợp sốt xuất huyết biểu hiện ra ngoài hoặc xuất huyết nội tạng.
Đừng bỏ lỡ
Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn thể nhẹ
Trường hợp sốt xuất huyết ở người lớn sẽ có triệu chứng rầm rộ hơn ở trẻ em, thường xuất hiện những biểu hiện điển hình của bệnh và không có biến chứng. Biểu hiện đầu tiên là sốt kèm theo đó là những biểu hiện như:
- Đau phía sau mắt.
- Đau nhức đầu nghiêm trọng.
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các khớp, các cơ.
- Sốt cao có thể lên đến 40,5 độ.
- Phát ban, bồn nôn và ói mửa.
- Dạng xuất huyết nội tạng
Triệu chứng sốt xuất huyết gây xuất huyết đường tiêu hóa bao gồm những biểu hiện đau đầu, sốt nhẹ, không phát ban. Sau khoảng 2 ngày người bệnh sẽ đi ngoài ra máu, phân có màu đen hoặc ra máu tươi. Lúc này trên da bắt đầu xuất hiện các chấm xuất huyết, người mệt mỏi, da xanh tái…
Những trường hợp bị sốt xuất huyết não thường khó nhận biết hơn vì không rõ ràng vì người bệnh chỉ bị sốt, đau đầu, liệt chân hoặc liệt nửa đầu sau đó dẫn đến tử vong.
Triệu chứng sốt xuất huyết dạng nặng
Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết dạng nặng bao gồm những triệu chứng sốt xuất huyết ở thể nhẹ kèm theo đó là những triệu chứng ra máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu, máu chảy ồ ạt và hạ huyết áp…
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Ở trẻ em bệnh sốt xuất huyết có những biểu hiện khá phức tạp, sự khởi phát của bệnh thường đột ngột và diễn biến nhanh chóng từ nặng đến nhẹ qua 3 giai đoạn khác nhau gồm giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi.
Giai đoạn sốt
Giai đoạn này trẻ bị sốt cao liên tục, bứt rứt, quấy khóc, những trẻ lớn hơn thì than đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau các cơ và chảy máu chân răng.
Giai đoạn nguy hiểm
Sau giai đoạn sốt trẻ sẽ bước vào giai đoạn nguy hiểm thường rơi vào khoảng ngày thứ 3 – 7 sau khi mắc bệnh. Ở giai đoạn này sốt thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương.
Nếu đi khám có thể nhận thấy trẻ bị tràn dịch ở màng phổi, gan to bất thường, mi mắt phù nề. Nếu bị thoát huyết tương nhiều có thể dẫn đến tình trạng sốc. Đối với những trẻ bị xuất huyết dưới da thường có biểu hiện xuất hiện những mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước 2 cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, ở phần bụng, đùi, mạng sườn, xuất huyết ở niêm mạc, như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu.
Giai đoạn phục hồi
Sau giai đoạn nguy hiểm chừng 48 – 72 giờ là giai đoạn phục hồi, trẻ hết sốt, thèm ăn, huyết áp ổn định đồng thời đi tiểu nhiều hơn.
Cách điều trị sốt xuất huyết
Theo các chuyên gia thì sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguy cơ gây biến chứng cao và khả năng ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh là rất lớn. Vì thế phác đồ điều trị cũng khác nhau tùy theo tình trạng bệnh của người bệnh.
- Giai đoạn điều trị sốt xuất huyết ở nhà có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng cách bù nước cho người bệnh.
- Nếu bù nước không mang lại hiệu quả thì cần nhập viện để viện có phác đồ điều trị hợp lí hơn.
Sốt xuất huyết hiện này chưa có thuốc điều trị phương pháp chủ yếu là điều trị các triệu chứng. Ở dạng nhẹ có thể điều trị ở nhà, cho người bệnh nghỉ ngơi, uống nhiều nước, sử dụng các loại thức ăn mềm dễ tiêu hóa, lau người để hạ sốt. Tuy nhiên cần nhập viện nếu tình trạng bệnh diễn biến xấu hơn.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua đường trung gian là muỗi vằn vì thế biện phát phòng bệnh hiệu quả nhất là:
- Vệ sinh nơi ở, môi trường xung quanh sạch sẽ.
- Không nên trữ nước trong nhà vì sẽ tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi nảy nở.
- Tiêu diệt muỗi bằng cách phun thuốc muỗi.
- Phát quang bụi rậm và mắc màn khi đi ngủ.
Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm nhưng chúng ta có thể bảo vệ người thân và chính mình bằng những phương pháp phòng bệnh đơn giản. Vậy thời gian ủ bệnh là bao lâu và nên ăn những loại thực phẩm nào khi mắc bệnh? Mời bạn cùng theo dõi trong phần tiếp theo nhé.
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết
Giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết là giai đoạn mà cơ thể sản sinh sức để kháng để chống lại virus xâm nhập vào cơ thể. Khi không thể kháng cự được nữa thì bắt đầu xuất hiện những triệu chứng trên cơ thể.
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết mất khoảng 4 – 7 ngày và có thể kéo dài lên 14 ngày. Vì thế nếu bị lây tốt xuất huyết từ người xung quanh thì thường những người lây bệnh đã khỏi hoặc gần khỏi còn người bị lây thì mới bắt đầu.
Người bị sốt xuất huyết ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏe
Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?
Bổ sung nhiều nước
Sốt xuất huyết có triệu chứng điển hình là sốt cao thèm theo mất nước vì thế việc bù nước là quan trọng nhất. Bạn có thể cho người bệnh uống thêm nước ép hoa quả như cam, chanh, bưởi để bổ sung vitamin C, chất khoáng đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Ăn cháo loãng, súp
Khi bị bệnh người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, đắng miệng, gây khó chịu cho người bệnh đặc biệt là trẻ con. Vì thế những loại thức ăn như cháo, súp rất dễ tiêu hóa và hấp thu đồng thời có nhiều chất dinh dưỡng.
Đối với những trẻ em bị sốt xuất huyết đang trong giai đoạn bú mẹ thì nên cho trẻ bú nhiều hơn ngày bình thường để tăng cường sức đề kháng. Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống thêm nước và không cho trẻ ăn dồn dập.
Cho trẻ ăn bù sau khi khỏi bệnh
Khi trẻ khỏi bệnh thì mẹ nên cho trẻ ăn uống bình thường đồng thời bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng. Do khẩu vị của bé thay đổi nên bố mẹ phải kiên trì nấu những món ăn giàu vitamin D, A, sắt, kẽm, chất khoáng và các loại hoa quả.
Nước ép từ các loại rau
Các loại nước ép từ rau củ cực kì tốt cho người bệnh như cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá bổ sung và tăng cường sức đề kháng, giảm đau cho người bệnh.
Sốt xuất huyết kiêng gì?
Một số loại thực phẩm mà bạn nên kiêng để tránh biến chứng trở nên nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe như:
Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ và cay nóng
Bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay nóng để tránh làm nhiệt độ trong cơ thể người bệnh tăng lên. Điều này khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn mà còn ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của người bệnh.
Thực phẩm có màu sẫm
Trong suốt giai đoạn bị bệnh, người bệnh nên kiêng ăn các loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen vì người bệnh sốt xuất huyết ra dễ bị chảy máu. Việc này sẽ giúp bác sĩ không bị nhầm lẫn và chẩn đoán đúng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày khi bệnh nhân bị nôn mửa.
Đồ uống ngọt
Người bị sốt xuất huyết không nên uống các loại loại đồ uống ngọt như soda, không dùng mật ong và các loại đường tự nhiên để tránh bệnh nhân lâu phục hồi do tiêu thụ đường khiến các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm hơn. Ngoài ra người bệnh cũng không nên sử dụng các chất kích thích khi đang bị bệnh.
Trên đây là những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết mà tudiensuckhoe.com tổng hợp để bạn nhận biết và có phương pháp điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tập luyện thể thao kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để có một sức khỏe tốt nhất.