Công dụng của cây sen trong trị liệu mà bạn cần biết

Cây sen tên khoa học  (Nelumbo nucifera), họ (Nelumbonaceae) là một loài cây mọc ở dưới nước, sống nhiều năm. Thân rễ hình trụ mọc bò lan trong bùn. Lá hình tròn mọc lên khỏi mặt nước, cuống dài có gai ở giữa phiến lá, mép lá uốn lượn tròn. Hoa to, màu hồng hay trắng, có mùi thơm. Hòa nhiều nhị, nhiều lá noãn chứa trong một đế hoa chung hình nón ngược sau thành quả có vỏ cứng màu nâu đen.

cong-dung-cua-cay-sen-1

Cây sen được trồng ở ao hồ khắp các nơi trong nước ta. Mùa thu hái từ tháng 7 đến tháng 9.

Ngoài ra, hoa sen còn là biểu tượng văn hóa của con người Việt Nam. Người Việt có câu” Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” hoa sen được mọc ra từ trong bùn nhưng khi nở ra hoa sen tỏa mùi hương thơm ngát.

Bộ phận dùng của cây sen

Bộ phận dùng làm thuốc an thần là tâm sen (Embryo Nelumbinis), còn gọi là liên tâm là cây mầm phơi hay sấy khô lấy ở quả sen đã chín già. 

Các bộ phận khác của cây sen cũng được dùng làm thuốc như:

Hạt sen (Semen Nelumbinis – liên nhục): quả thu hái lúc chín, bóc vỏ ngoài, bỏ chồi mầm, lấy phần cùi trắng. Chứa nhiều dưỡng chất bồi bổ cơ thể như protein, magie,canxi, calo, kali, phốt pho và mỡ.

Trong đông y, hạt sen được gọi là liên nhục, có vị ngọt, tính bình và chứa nhiều dưỡng chất. Hạt sen không chỉ là món ăn mà còn là một vị thuốc đông y.

Lá sen ( Folium Nelumbinis – liên diệp): thu hái vào mùa thu, bỏ cuống, phơi khô. Lá sen chứa alkaloid và flavonoid có công dụng kháng viêm, hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa của cơ thể. Ngoài ra, lá sen còn chứa vitamin C, axit citric, tanic, chất xơ,..v..v..

Trong đông y, lá sen được gọi là liên diệp có vị đắng chát, tính bình.

Gương sen (liên phòng): gương sen già sau khi đã lấy hết hạt, phơi khô. Gương sen chứa chất đạm, chất béo, carbohydrat và vitamin C…

Trong đông y, gương sen được gọi là liên phòng có vị chát tính chát ôn. 

Tua sen (tiên tu): Tua nhị đực của hoa sen, bỏ hạt gạo, phơi khô chứa tanin.

Trong đông y tua sen được gọi là tiên tu có vị ngọt sáp tính bình.

Ngó sen (liên ngẫu): thân rễ tươi hoặc phơi khô của cây.

cong-dung-cua-cay-sen-1

Thành phần hóa học chính

Hạt có thành phần chính là tinh bột.

Lá có nhiều alcoloid: nuciferin, anonain, roemerin, pronuciferin, N-nornuciferin, O-nornuciferin, liriodenin,… Nuciferin là thành phần chính.

Tâm sen có chứa nhiều alcaloid (0,89 – 1,06%) như liencinin, isoliencinin, neferin, lotucin,..

Công dụng của cây sen 

Hạt sen có công dụng an thần bổ dưỡng, dùng để chữa trị tiêu chảy kéo dài, chữa chứng mất ngủ, thanh nhiệt mùa hè, thường được sử dụng bồi bổ cho các bà mẹ sau khi sinh.

Tâm sen có tác dụng an thần gây ngủ, chống rối loạn nhịp tim, cải thiện tuần hoàn máu, động mạch vành, hồi hộp, cải thiện mất ngủ, sốt, giải khát mùa hè,miệng khô, lưỡi bị đỏ, thổ huyết, di mộng tinh ở nam giới.

Lá sen cũng tác dụng như tâm sen như: hỗ trợ giúp huyết áp ổn định đặc biệt người huyết áp cao, giảm thiểu căng thẳng mệt mỏi, giúp thanh nhiệt giải độc giảm mụn nhọt, ngoài ra còn dùng làm thuốc cầm máu,băng huyết, giảm mỡ máu.

Ngó sen được dùng làm nguyên liệu hỗ trợ giảm cân hiệu quả do có chứa nhiều chất xơ. Chất xơ trong ngó sen sẽ thúc đẩy nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, kích thích hỗ trợ hệ tiêu hóa, nhờ đó giảm cảm giác thèm ăn, giúp quá trình ăn kiêng trở nên dễ dàng hơn. Chữa chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, chữa di mộng tinh.

Gương sen: Trong dân gian, gương sen có tính bình vị ngọt thanh, có tác dụng thanh lọc giải mát. Giúp cầm máu, ứ huyết, băng huyết, chảy máu tử cung…

Tua sen có các công dụng như: Điều trị băng huyết, bạch đới (huyết trắng), trị di tinh, mộng tinh, tiểu quá nhiều, tiểu dầm ở trẻ em. Điều trị thổ huyết, mất ngủ.

cong-dung-cua-cay-sen-1

Cách dùng và liều dùng của cây sen

Tâm sen ngày dùng 4 – 10g, hạt sen ngày dùng 30g, lá sen dùng ngày 20g, ngó sen ngày dùng 12-40g dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc, phối hợp với các vị thuốc khác.

Ai không nên dùng cây sen

Phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh nguyệt, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng lá của cây sen. Với trường hợp người bệnh có cơ thể hàn uống trà lá sen vào thì cũng ngủ được tuy nhiên nếu sử dụng về lâu về dài thì sẽ bị mệt mỏi, trí nhớ giảm có thể dẫn đến mất trí nhớ, tim đập nhanh hơn bình thường. Nếu sử dụng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý ở nam giới, làm giảm ham muốn nhu cầu tình dục.

Đặc biệt không sử dụng nước lá sen trong trường hợp bạn đang sử dụng các loại thuốc giảm cân khác

Trên đây là một số thông tin về cây sen, công dụng và cách sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cần hạn chế sử dụng thường xuyên vì khi sử dụng thời gian dài tự khắc cơ thể sẽ sinh ra các bệnh khác nguy hiểm cho cơ thể. Ngoài ra, khi bạn muốn sử dụng kết hợp các bộ phận của cây sen để kết hợp với các loại dược liệu khác bạn cần phải có sự hướng dẫn của các y bác sĩ có trình độ chuyên môn. Tránh trường hợp phản vệ thuốc khi sử dụng cây sen.