Đái rắt khiến bạn đau đớn, khó chịu? Mách bạn cách chữa đái rắt hiệu quả

Đái rắt (tiểu rắt) là hiện tượng đi tiểu có số lượng nước tiểu nhỏ giọt, thậm chí chỉ 1 vài giọt gây cảm giác đau đớn khó chịu ở niệu đạo và tức chướng bàng quang. Hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và khó ngủ vào ban đêm. Bởi lượng nước tiểu thoát ra ngoài chỉ vài ml/ngày.

Nguyên nhân gây nên bệnh đái rắt

Chúng ta thường đi tiểu từ 5-6 lần/ngày tùy vào lượng nước nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, khi gặp phải một số vấn đề khiến việc tiểu tiện khó khăn và gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta cần phải tìm rõ nguyên nhân để điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tiểu rắt:

Đối với trẻ em

  • Viêm bàng quang do vi khuẩn E.coli xuân nhập từ hậu môn do mặc bỉm khiến phân và nước tiểu trộn lẫn với nhau.
  • Uống ít nước. Hằng ngày trẻ cần bổ sung 1 – 1,5lit nước, trường hợp không bổ sung đầy đủ nước sẽ gây són rắt ở trẻ.
  • Trẻ hay ngồi lê ở nơi có nhiệt độ cao (đây là trường hợp thường gặp ở trẻ nhỏ mà phụ huynh thường chủ quan gây ra nhiều bệnh lý sau này cho trẻ nếu không điều trị kịp thời).
  • Bổ sung ít thực phẩm làm mát cơ thể.
  • Nhịn tiểu gây bí tiểu.

Đối với phụ nữ

Trường hợp đái rắt (tiểu rắt) gặp nhiều hơn ở nữ giới, nguyên nhân do đâu?

  • Thiếu hụt, thay đổi nội tiết tố ở nữ giới.
  • Viêm bàng quang do vi khuẩn E.coli.
  • Viêm nhiễm khuẩn niệu đạo do nhiễm khuẩn lây qua đường sinh dục và gây ra bệnh lậu và Chlamidia.
  • Mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, nấm âm đạo, v…v.
  • Sỏi thận, sỏi niệu đạo gây đau buốt cản trở sự lưu thông làm chướng bàng quang.
  • Mắc một số bệnh liên quan đến các khối U tiểu Khung.
  • Stress,lo âu gây rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước tiểu.
  • Uống ít nước dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước cho cơ thể.
  • Đối với chị em văn phòng thường phải ngồi quá lâu không di chuyển cũng gây nên tình trạng này.
  • Bổ sung ít thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh,trái cây cho cơ thể.
  • Mang thai .
  • Nhịn tiểu gây viêm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và có thể gây nên sỏi thận, sỏi tiết niệu….
  • .v..

cach-chua-dai-rat-hieu-qua-3

Đối với nam giới:

  • Thường xuyên uống rượu bia gây nóng trong
  • Mắc các bệnh lý về tuyến tiền liệt
  • Sỏi thận làm cản trở sự lưu thông nước tiểu của thận
  • Viêm niệu đạo do các vi khuẩn xâm nhập vào ống dẫn tiểu
  • Uống ít nước dẫn đến tình trạng thiếu nước hụt cho cơ thể
  • Thường phải ngồi quá lâu không di chuyển cũng gây nên tình trạng này
  • Các bệnh lây lan qua đường tình dục khi quan hệ không an toàn như: lậu, Chlamida…
  • Nhịn tiểu gây bí tiểu
  • v.v..

Chữa đái rắt bằng phương pháp dân gian

Mã đề (Xa tiền tử) chữa bệnh đái rắt:

Trong dân gian, mã đề được sắc lên uống hằng ngày để chữa đái rắt, tăng cường bài tiết nước tiểu, thanh nhiệt, viêm đường niệu đạo, viêm bàng quang cấp, sỏi niệu đạo. Tùy mục sử dụng mà người ta sẽ sử dụng các bộ phận khác nhau của cây mã đề như hạt, lá cây và nguyên toàn bộ cây.

cach-chua-dai-rat-hieu-qua-3

Râu ngô chữa bệnh đái rắt:

Đối với Y học Việt Nam râu ngô được xem là 1 vị thuốc chữa trị tiểu rắt buốt, khó tiểu, viêm tiết niệu, sỏi tiết niệu hiệu quả nhất mà lại dễ dàng sử dụng , dễ dàng tìm kiếm, bảo quản. Sắc nước râu ngô lên uống thay nước hằng ngày rất tốt, vừa làm mát người bên trong vừa giải quyết các vấn đề liên quan đến khó tiểu, bí tiểu, các vấn vấn đề về tiết niệu.

cach-chua-dai-rat-hieu-qua-3

Rễ cỏ tranh:

Tuy được mọc dại nhiều nơi nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết công dụng tuyệt vời của nó. Rễ cỏ tranh được xem là một loại dược liệu chữa bệnh tiểu buốt, tiểu rắt nhờ vào hoạt chất của rễ có tác dụng kháng khuẩn. Dù công dụng của rễ có tranh thực sự tốt nhưng nó không được dùng để chữa bệnh đái rắt ở nữ đang có thai. Mọi người nhớ nghiên cứu kỹ lưỡng khi sử dụng

cach-chua-dai-rat-hieu-qua-3

Kim tiền thảo:

Đây là loại thảo dược mọc trên đồi núi có độ cao dưới 1000m khu vực Đông Nam Á có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, lợi thấp, lợi niệu được sử dụng để chữa các bệnh về tiết niệu bao gồm chữa các bệnh về đường tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, góp phần điều trị tiểu rắt, tiểu buốt (không dùng cho phụ nữ có thai)

cach-chua-dai-rat-hieu-qua-3

Và còn nhiều loại dược liệu khác nữa v…v

Thay đổi thói quen giúp hạn chế tình trạng đái rắt

Chúng ta có thể sử dụng các loại dược liệu để điều trị bệnh tiểu rắt. Tuy nhiên dược liệu này vẫn chưa tối ưu hóa được cách hết đái rắt bởi chúng còn tiềm tàng nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm. Chúng ta cần phải thăm khám tổng quát nhằm đánh giá tình hình sức khỏe để đưa ra những phác đồ điều trị đúng đắn nhất về cách chữa tiểu rắt ở phụ nữ, đàn ông, và trẻ nhỏ. Dưới đây là một số thói quen giúp bạn hạn chế tình trạng đái rắt:

  • Ăn uống khoa học, bồi bổ nhiều chất xơ để quá trình chuyển hóa tốt.
  • Uống nước đều đặn, đối với trẻ em dưới 10 tuổi uống 1,5lit/ngày, người lớn là 2 – 2,5lit/ngày.
  • Tránh tiếp xúc mông với bề mặt nóng.
  • Không ngồi một chỗ quá lâu.
  • Đi tiểu tiện ngay khi cần, không nhịn tiểu lâu ảnh hưởng đến bàng quang
  • Hạn chế sử dụng rượu bia.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái lạc quan để cân bằng nội tiết cho cơ thể.
  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ tránh trường hợp nhiễm vi khuẩn E.coli.
  • Quan hệ an toàn để đảm bảo không lây các bệnh tình dục gây ảnh hướng lớn sau này.

Ngoài ra, người mắc các chứng bệnh như u xơ tuyến tuyền liệt, u xơ cổ tử cung có thể, sỏi niệu đạo sỏi thận có thể tham khảo một số thực phẩm chức năng chứa đầy đủ cách dược liệu thay vì phải tìm kiếm từng loại dược liệu gây mất thời gian và có những dược liệu có hiệu quả tốt lại rất khó tìm kiếm hay mua. Khi sức khỏe mình đã được đảm bảo thì các bệnh gây phiền toái như tiểu rắt hay tiểu buốt tiểu són … sẽ không gây trở ngại đến sinh hoạt hằng ngày của bạn nữa.

Hy vọng bạn đọc sẽ có một cái nhìn đúng đắn về tình trạng mà mình đang gặp phải góp phần điều trị và ngăn chặn chứng bệnh làm cản trở cuộc sống của bạn.