Điều cần biết về bệnh viêm phổi

Viêm phổi  là bệnh nhiễm trùng nhu mô ở phổi (bao gồm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết và tiểu phế quản tận) kèm theo tăng tiết dịch trong phế nang gây ra đông đặc nhu mô phổi.

Các định nghĩa khác về viêm phổi dựa trên tổn thương giải phẫu bệnh:

viêm phổi thùy là viêm phổi có tổn thương đồng nhất ở một thùy và trải qua ba giai đoạn:

Xung huyết, can hóa đỏ, can hóa xám.

Phế quản, phế viêm (hay còn gọi là viêm phế quản – phổi) là viêm phổi có tổn thương rải rác cả hai phổi, xen lẫn những vùng phổi lành ở cả phế quản và phế nang, tuổi của các tổn thương khác nhau,

can-biet-ve-benh-viem-phoi-1

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi

  • Viêm phổi thường do các vi sinh vật sinh ra (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng) nhưng thường gặp nhất thường do vi khuẩn, về mặt lý thuyết, loại vi khuẩn nào cũng có thể gây viêm phổi nhưng trong thực tế lâm sàng thường gặp 1 số vi khuẩn gây bệnh nhất định .
  • Vi sinh vật gây viêm phổi có thể đến phổi bằng con đường sau : Hít phải từ môi trường bên ngoài  vào phổi, từ các ổ nhiễm trùng đường hô hấp trên lan xuống phổi, hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn xa theo đường máu đến phổi .
  • Ngoài ra, viêm phổi còn có thể do hít phải các tác nhân vật lý, hóa học, các dị nguyên gây dị ứng. Viêm phổi do hít phải là do hít phải các thành phần trào ngược từ dạ dày trong lúc ngủ hoặc hôn mê hoặc do hội chứng hồi lưu thực quản, tổn thương nhu mô phổi do acid và pepsin trong dịch dạ dày gây ra và có thể phối hợp với nhiễm trùng.

can-biet-ve-benh-viem-phoi-1

Điều kiện thuận lợi gây nên bệnh viêm phổi

  • Thời tiết lạnh, nhiễm lạnh đột ngột.
  • Sau khi bị cúm, sởi, viêm xoang…
  • Cơ thể suy yếu : còi xương, suy dinh dưỡng, người già.
  • Ứ đọng phổi do nằm lâu : hôn mê, tai biến mạch máu não…
  • Biến dạng lồng ngực : gù, vẹo cột sống …
  • Tắc nghẽn đường hô hấp.

Có các loại viêm phổi 

Theo tổn thương giải phẫu bệnh : Viêm phổi thùy và viêm phế quản phổi. 

Theo nguyên nhân gây bệnh : Viêm phổi do phế cầu, viêm phổi do tụ cầu, do vi khuẩn kỵ khí, do virus…

Theo biểu hiện lâm sàng : Viêm phổi điển hình và không điển hình. 

Theo nơi mắc bệnh : Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, viêm phổi mắc tại bệnh viện, viêm phổi do nhiễm trùng cơ hội.

can-biet-ve-benh-viem-phoi-1

Triệu chứng của viêm phổi là gì?

  • Khởi phát bằng sốt cao do đột ngột 39-40 ͒C hoặc sốt vừa tăng dần kèm theo ho khan trong những ngày đầu. Ban đầu bệnh nhân khó khạc đờm , sau đó ho khạc ra nhiều đờm mủ xanh, vàng. Đau ngực khu trú ở 1 vùng nhất định, đau tăng lên khi ho. 
  • Khó thở nhẹ hoặc vừa, khó thở có xu hướng ngày càng tăng. Trường hợp nặng bệnh nhân khó thở đều nhiều.
  • Khám phổi : Nếu viêm phổi thùy sẽ có hội chứng đông đặc ( rung thanh tăng gõ đục, rì rào phế nang giảm) , có thể thấy tiếng thổi ống; đa số trường hợp có ran nổ, ran ẩm rải rác 2 bên phổi. Có thể kèm theo nhịp tim nhanh, huyết áp hạ.

Viêm phổi không điển hình :

  • Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em > 5 tuổi và thanh thiếu niên. Nguyên nhân thường do virus, Mycoplasma pneumoniae, Legionella pneumophila.
  • Triệu chứng lâm sàng thường là đau đầu, mệt mỏi, sốt < 39 ͒C , ho khan hoặc ho có đờm nhầy, không có khó thở, phổi có ít ran nổ và ran rít rải rác. Khoảng 30% số bệnh nhân có kèm theo triệu chứng viêm đường hô hấp trên như chảy nước mũi, đau họng. 
  • Số lượng bạch cầu trong máu không tăng. 
  • Trên X-quang phổi thường có những đường mờ ở thùy dưới. 

Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện

  • Đây là 1 trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện. Tác nhân gây bệnh chính là các vi khuẩn gram âm và S.aureus. Các vi khuẩn này tới phổi thường bằng con đường hít phải từ họng. Tổn thương thường thấy là hoại tử phế quản – phổi.
  • Điều trị viêm phổi mắc tại bệnh viện thường khó khăn do các kháng sinh thường kém hiệu quả, vì vậy việc dự phòng là đặc biệt quan trọng.

Viêm phổi do virus cúm A

  • Thời kỳ ủ bệnh từ khi nhiễm virus đến khi có triệu chứng khoảng 7 ngày. Các triệu chứng biểu hiện là sốt cao, ho, khó thở. Khoảng 80% bệnh nhân nhiễm virus cúm A/H5N1 có triệu chứng trầm trọng như suy hô hấp nặng kèm theo suy đa tạng. Bệnh nhân nhiễm virus A/H5N1 chủ yếu gây tổn thương đường hô hấp trên, tỷ lệ bệnh nhân bị viêm phổi gây suy hô hấp thấp hơn. Có 1 số ít bệnh nhân có triệu chứng khởi phát là sốt kèm theo rối loạn tiêu hóa ( tiêu chảy) trước khi có triệu chứng về hô hấp.
  • Chẩn đoán chủ yếu dựa vào dịch tễ, lâm sàng và test phát hiện virus trong bệnh phẩm lấy từ đường hô hấp dưới bằng kỹ thuật PCR . Có thể phát hiện kháng thể virus cúm A trong huyết thanh nhưng ở thời điểm muộn ( khoảng 10 – 14 ngày sau khi bị nhiễm virus) , do đó không thể dùng kỹ thuật này để chẩn đoán sớm nhiễm virus.

Cách điều trị và dự phòng bệnh viêm phổi 

Thuốc điều trị kháng sinh.

  • Nguyên nhân gây viêm phổi là do nhiễm khuẩn, do đó kháng sinh có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh này.
  • Đa số bệnh nhân viêm phổi mắc phải tại cộng đồng thường điều trị ngoại trú, không thể chẩn đoán vi khuẩn được nên thường dùng kháng sinh bằng đường uống và chọn kháng sinh theo kinh nghiệm.
  • Một số phác đồ điều trị: 

Trẻ > 1 tháng đến 5 tuổi:

  • Ampicillin 50 – 100 mg/kg/24 giờ, chia 2 lần.
  • Amoxicillin 50 – 100 mg/kg/24 giờ, chia 2 lần.
  • Ampicillin – sulbactam (Unasyn) 50 – 100 mg/kg/24 giờ, chia 2 lần.
  • Amoxicillin – clavulanic (Augmentin) 50 – 100 mg/kg/24 giờ, chia 2 lần.

Trẻ > 5 tuổi:

  • Erythromycin 50mg/kg/24 giờ , chia 2 lần uống, uống khi đói.
  • Clarithromycin 15mg/kg/24 giờ, uống chia 2 lần/ngày.
  • Azithromycin 10 – 15mg/kg/24 giờ, uống 1 lần khi đói.

Thời gian sử dụng thông thường khoảng từ 7 – 10 ngày.

Thuốc điều trị triệu chứng

  • Thuốc giảm đau hạ sốt.
  • Thuốc làm loãng đờm để bệnh nhân dễ khạc đờm.

Chế độ chăm sóc khác 

  • Thở oxy nếu bệnh nhân khó thở vừa và nặng. Nếu bệnh nhân suy hô hấp nặng thì phải thở máy.
  • Dinh dưỡng: ăn nhẹ, đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi tại giường.