Kỷ tử có tác dụng gì? Những điều bạn nên biết về kỷ tử

Tên khoa học của kỷ tử là Lycium sinense mill thuộc họ Cà. Là loại cây mọc thành từng bụi, cao 0,5-1m. Hoa nhỏ, mọc đơn độc hoặc xen kẽ ở kẽ lá, có màu tím hoặc là màu tím đỏ tùy loại. Quả mọng có hình quả trứng hình dẹt, khi chín nó có màu đỏ hoặc màu vàng đỏ. Bộ phận mà chúng ta thường sử dụng trong đời sống chính là quả của cây này. Nó được thu hoạch vào mùa hè và mùa thu rồi đem đi phơi nắng hoặc sấy khô để được thành phẩm đến tay người tiêu dùng.

Tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe?

Trong y học cổ truyền, kỷ tử được phân thành nhóm dưỡng can, bổ thận, ích tinh, nhuận phế. Trong kỷ tử chứa nhiều vitamin và chất khoáng  như sắt, kẽm, chất xơ, vitamin A, vitamin C và chất chống oxy hóa. Dưới đây là một số tác dụng mà kỷ tử đem lại cho cơ thể:

  • Tăng cười sức đề kháng: 

Trong kỷ tử có chứa nhiều vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

  • Tăng khả năng tình dục cho nam giới:

Kỷ tử là dược liệu hỗ trợ cải thiện tăng cường sinh lực và sinh tinh cho nam giới. Giúp cải thiện nồng độ testosterone trong cơ thể khiến ham muốn về tình dục cao hơn và thời gian cương cứng được kéo dài. Ngoài ra, kỷ tử còn cải thiện được chất lượng tinh trùng,làm cho tinh trung khỏe hơn rất tốt để thụ thai theo ý muốn.

ky-tu-co-tac-dung-gi-1

 

  • Thải độc gan:

 Như ta được biết kỷ tử có tính dưỡng can, bổ thận giúp cơ thể thải được độc tố ra bên ngoài. Cho nên hằng ngày chúng ta có thể dùng kỷ tử để pha trà uống giúp lưu thông khí huyết.

  • Giúp làm đẹp:

Trong kỷ tử có chứa thành phần chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại của môi trường, tia cực tím. Ngoài ra trong kỷ tử có vitamin C giúp giảm tình trạng da thâm sạm, nám, tàn nhang. Hằng ngày bạn có thể pha trà uống hoặc có thể nghiền thành bột cho vào sữa chua để cải thiện sức khỏe từ bên trong và trộn để làm hỗn hợp thoa lên da mặt. Uống nước kỷ tử hằng ngày giúp lưu thông khí huyết, da dẻ hồng hào.

Tác dụng phụ của kỷ tử

  • Cơ thể con người không ai giống ai cho nên việc sử dụng thuốc cũng như vậy, không phải cứ hợp với người này thì người kia cũng sẽ hợp. Khi bạn mắc các chứng bệnh về tiêu hóa và tiêu hóa mãn tính thì đừng vội sử dụng hãy hỏi ý kiến của người có kiến thức như bác sĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
  • Đối với những người có thể hàn hay là đang ốm, cảm lạnh sốt thì không được dùng kỷ tử vì nó sẽ phản tác dụng gây hại đến sức khỏe.
  • Khi dùng kỷ tử quá nhiều thì làm cho máy mũi chảy. Đấy là lý do bạn nên sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ.

ky-tu-co-tac-dung-gi-1
Những tác dụng phụ của câu kỷ tử không quá trầm trọng đối với công dụng của sản phẩm mang lại cho tất cả mọi người. Trong ẩm thực, câu kỷ tử là thảo dược chế biến các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Trong y học thường dùng ở dạng trà kỷ tử, thuốc sắc, ngâm rượu. Tất cả đều phát huy tác dụng không ngờ đối với sức khỏe.

Một số ứng dụng của kỷ tử vào đời sống

Rượu kỷ tử: Đàn ông uống rượu kỷ tử giúp sinh lực dồi dào, cơ thể khỏe mạnh, thời gian quan hệ kéo dài mà không ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng tinh trùng được được cải thiện. Phụ nữ uống kỷ tử có có được làn da khỏe đẹp. Một số công thức ngâm rượu kỷ tử:

  • Rửa sạch 500g kỷ tử khô, ngâm trong nước 2-3 phút sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Cho kỷ tử vào bình sau đó rót 3lit rượu với nồng độ cồn 40 độ vào rồi đậy kín nắp lại
  • Ngâm trong thời gian từ từ 2 – 3 tháng rồi lấy ra sử dụng

Gà hầm kỷ tử táo đỏ: Thường được sử dụng để bồi bổ cho người ốm dậy hoặc bà mẹ sau sinh.

  • chuẩn bị 1 con gà ác.
  • 35-40g táo đỏ khô.
  • 15- 20 hạt kỷ tử.
  • 30g hạt sen ( khô hoặc tươi đều được).
  • Sau đó cho táo đỏ, hạt sen và kỷ tử vào bụng con gà.
  • Cho nước lấp xấp con gà rồi đậy nắp hầm.
  • Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa hầm trong vòng một tiếng, rồi đem ra sử dụng.

ky-tu-co-tac-dung-gi-1

Trà giảm cân: Dạo gần đây, kỷ tử được chị em phụ nữ dùng làm trà giảm cân kết hợp với các hoa quả sấy khô. Hạt kỷ tử có lượng calo thấp

Những chú ý khi sử dụng kỷ tử?

Dẫu kỷ tử có nhiều công dụng tốt cho cơ thể tuy nhiên nếu chúng ta lạm dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu mũi. Ngoài ra kỷ tử còn có thể tương tác với thuốc chống loãng máu khi người bệnh đang gặp phải vấn đề về thiếu tiểu cầu. Khuyến cáo dùng cho phụ nữ đang mang thai, chúng có thể gây sảy thai ngoài ý muốn. Khi đang cho con bú, các bạn cũng không nên sử dụng vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa cho bé.

Trước khi sử dụng bạn hãy tham khảo ý kiến của các Y bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho chính bạn và người thân bên cạnh mình.