Đẳng sâm có tác dụng gì?

Cây đẳng sâm nam có tên khoa học là Codonopsis javanica thuộc họ hoa chuông.

Đẳng sâm thuộc loại dây leo nhỏ thuộc thân thảo, sống nhiều năm thường mọc thành từng cụm. Rễ có hình trụ dài, trên rễ có nhiều vết sẹo của thân cũ. Lá mọc đối, có cuống dài, phiến lá hình trái tim hoặc hình trứng, mép lá khía răng cưa, mặt trên có màu xanh, mặt dưới có màu trắng nhạt và có nhựa mủ màu trắng có kích thước từ 3 – 8 cm rộng khoảng 2 – 4 cm . Hoa hình chuông, mọc đơn độc ở kẻ lá, màu vàng nhạt . Quả cây đảng sâm có  nang, hình cầu dẹt, khi chín có màu tím đỏ. Củ đẳng sâm mọc sâu dưới lòng đất từ 50 – 70 cm, nhẵn, có nâu nhạt và hình dáng giống với củ nhân sâm. Đây chính là bộ phận được người ta thu hái sử dụng trong điều trị, bồi bổ sức khỏe.

dang-sam-co-tac-dung-gi-2

Mọc hoang ở nhiều khu vực trung du, miền núi như Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai và một số vùng ở Tây Nguyên. So với nhân sâm Hàn Quốc nổi tiếng thì chất lượng của đẳng sâm cũng như nhau.

Tác dụng của đẳng sâm

Trong y học cổ truyền

Đẳng sâm được sử dụng để chữa các bệnh về tiêu chảy, vàng da, suy nhược cơ thể, và bồi bổ cho người bị rong kinh do mất máu quá nhiều. Ngoài ra đẳng sâm còn giúp bồi bổ khí huyết, chữa chỉ khát. Giúp thanh phế , trị phế hư, ích phế khí. Trị tỳ vị hư, khí huyết suy yếu, kiết lị, thoát giang.

Đẳng sâm trong y học hiện đại

Trong các kiểm chứng, đẳng sâm chứa nhiều hợp chất và dưỡng chất bổ dưỡng tốt cho sức khỏe như : choline, fructose, mannose, glucoside,…

Được nhiều người tin dùng để dùng điều trị và dưỡng bệnh:

  • Đẳng sâm được kiểm nghiệm xem như là một loại thuốc bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch nhờ vào các hợp chất.
  • Hiện nay trên thị trường có 2 loại đẳng sâm tươi và khô. Tuy nhiên, dù là loại khô hay loại tươi thì đều có công dụng điều trị kháng viêm rất tốt, từ đó có thể bảo vệ và điều trị các bệnh liên quan đến viêm loét dạ dày, tá tràng,…
  • Đẳng sâm rất tốt cho hệ tim mạch vì các chất chiết xuất từ đẳng sâm giúp làm cân bằng huyết áp cho người bị thấp huyết áp hoặc cao huyết áp. Ngoài ra, đẳng sâm còn giúp tăng lượng máu và hồng cầu, đào thải các cholesterol xấu ra ngoài cơ thể phòng ngừa các bệnh liên quan như: xơ vữa động mạch, các cơn đau thắt ở tim, đột quỵ và tai biến mạch máu não.
  • Ngoài những tác dụng để điều trị bệnh thì đẳng sâm còn giúp người bệnh giảm stress, an thần, ngủ ngon giấc, tăng tuyến sữa cho mẹ bầu,…
  • Hỗ trợ tăng cường sinh lý cho cả nam giới và nữ giới.

dang-sam-co-tac-dung-gi-2

Thành phần hóa học chính của đẳng sâm

Đẳng sâm có chứa đường, saponin, một số alcaloid, vitamin, protein.

Bộ phận sử dụng của cây đẳng sâm

Rễ cây thu hoạch vào mùa thu đông, rửa sạch bẩn, cắt bỏ đầu và các rễ con, phơi nắng nhẹ hay sấy. Người ta thường chỉ thu hoạch đẳng sâm đã đủ tuổi từ 1 tuổi trở lên, càng nhiều năm thì chất lượng đẳng sâm càng tốt. Sau khi thu hoạch về vệ sinh rửa sạch hết cát bụi rồi tiến hành sơ chế chế biến để làm thành thuốc. Trong đông y, đẳng sâm thường có hai cách chế biến như sau:

Cách 1: Đẳng sâm sau khi thu hái về lăn se cho phần vỏ và phần thịt liền với nhau. Khi nào muốn dùng thì lấy ra một phần sau đó sao vàng với đất hoàng thổ đến khi vàng đều là có thể sử dụng.

Cách 2: Sau khi rửa sạch thì ngâm trong nước trong vòng 1 đêm. Sau đó vớt ra ngâm với gừng để giảm bớt tính hàn trong đẳng sâm. Sau đó đem lên sao vàng.

dang-sam-co-tac-dung-gi-2

Ai nên dùng đẳng sâm?

  • Người bị suy nhược cơ thể.
  • Người bị ốm đau hoặc đang điều trị bệnh.
  • Người bị nóng trong.
  • Mắc bệnh lý về huyết áp.
  • Thường xuyên căng thẳng mệt mỏi.
  • Người lớn tuổi thường xuyên mất ngủ.
  • Mắc các chứng bệnh về thần kinh như: đột quỵ, tai biến.
  • Người có mong muốn cải thiện chức năng sinh lý.

Đẳng sâm dùng như thế nào?

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nhân sâm Hàn Quốc, tuy nhiên về chất lượng thì đẳng sâm cũng không hề kém cạnh. Chúng được người dân sử dụng phổ biến hằng ngày. Không chỉ là loại dược liệu dùng để làm thuốc mà còn dùng để làm nguyên liệu chế biến trong các bữa ăn. Được dùng để hầm cùng các bữa ăn, tuy nhiên không được hầm quá lâu sẽ làm mất đi nhiều dưỡng chất.

Ngoài ra, đẳng sâm còn được dùng để ngâm rượu để uống bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lý cho nam gi

Những lưu ý khi sử dụng đẳng sâm?

Không được dùng đẳng sâm cùng củ cải, hải sâm và uống trà khi dùng đẳng sâm hoặc cách món thuốc cố đẳng sâm ở trong.

Phụ nữ mang thai và cho con bú được khuyến cáo là không nên sử dụng

Chỉ nên sử dụng đúng liều lượng, không nên sử dụng quá liều. 

Trên đây là những chia sẻ về kiếm thức y học về đẳng sâm, hy vọng bạn đọc có cái nhìn thông thái khi lựa chọn giữa đẳng sâm và nhân sâm Hàn Quốc.