Sỏi tiết niệu là gì? Cách chữa khỏi bệnh sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu (Urinary Calculi, Urolithiasis, Nephrolithiasis) là sự hình thành và hiện diện sỏi trong đường tiết niệu. Khi sỏi ở vị trí nào đó thì có tên gọi theo vị trí đó (sỏi thận, sỏi  niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo).

soi-tiet-nieu-la-gi-1

Nguyên nhân hình thành nên sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu do nhiều nguyên nhân và yếu tố phức tạp gây nên. Sỏi được hình thành bắt nguồn từ các chất khoáng và muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Các chất khoáng khi hòa tan sẽ kết tinh lại với nhau thành một sỏi nhỏ rồi lớn dần thành sỏi. Tình trạng này xảy ra khi có những rối loạn về sinh lý bệnh học và kết hợp điều kiện thuận lợi.

Sỏi có canxi (canxi phosphat, canxi oxalat)

  • Đa số trường hợp sỏi có canxi là do nước tiểu quá bão hòa muối canxi: có nhiều nguyên nhân khác nhau làm tăng canxi niệu, trong các nguyên nhân đã biết hay gặp nhất là cường tuyến cận giáp trạng làm cho canxi máu cao và canxi niệu cao thứ phát. Có nhiều trường hợp bệnh nhân có canxi niệu cao nhưng không kèm canxi máu cao.
  • Nước tiểu quá bão hòa: do thức ăn nhiều oxalat hoặc do rối loạn quá trình chuyển hóa oxalat ở gan.
  • Giảm citrat niệu gây giảm ức chế kết tinh muối canxi.

Sỏi không có canxi (sỏi urat, cystin, struvit)

  • Tăng acid uric máu dẫn tới tăng acid uric niệu gây sỏi urat.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu là yếu tố thuận lợi để tạo thành sỏi, ngược lại sỏi cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tạo thành 1 vòng bệnh lý ngày càng nặng lên.
  • Giảm lưu lượng nước tiểu do uống ít nước.
  • Dị dạng đường tiết niệu.
  • Có yếu tố di truyền.

Những ai dễ bị sỏi tiết niệu?

  • Những người có bất thường bẩm sinh đường tiết niệu.
  • Gia đình có người mắc sỏi tiết niệu.
  • Người từng mắc các bệnh về đường tiết niệu
  • Bị viêm đường tiết niệu nhiều lần.
  • Người uống ít nước, đặc biệt là người lớn tuổi.
  • Người nằm bất động lâu ngày.
  • Người bị mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa (toan chuyển hóa mạn, tăng canxi niệu,…).
  • Đang sử dụng một số thuốc.
  • Người lao động trong môi trường nóng bức.

soi-tiet-nieu-la-gi-1

Chế độ ăn uống cho người bị sỏi tiết niệu tránh trường hợp tái phát

  • Uống, bổ sung nhiều nước: bản chất hình thành nên sỏi tiết niệu là do thiếu nước, nước tiểu khô, cô đặc. Uống nhiều nước sẽ làm tăng lượng nước tiểu lên, làm loãng các chất trong nước tiểu tránh cô đặc thành sỏi. Hằng ngày người bệnh cần phải bổ sung 2-2,5lit nước. Với trường hợp thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết nhiều thì bạn cần bổ sung từ 3-4lit nước/ngày.
  • Ăn uống đầy đủ, điều độ đúng bữa
  • Bổ sung nhiều rau xanh và hạn chế các loại hoa quả có đường

Triệu chứng gặp phải khi có sỏi tiết niệu

Có nhiều trường hợp bệnh nhân có sỏi tiết niệu nhưng lại không có triệu chứng gì, chỉ được phát hiện tình cờ khi khám bệnh tổng thể hoặc chụp X-quang, siêu âm vùng bụng để chuẩn đoán một bệnh khác. 

Đau đớn

Đây là triệu chứng điển hình của sỏi tiết niệu, đau xảy ra khi sỏi di chuyển hoặc bị tắc nghẽn lại. Đau có thể do ứ nước, ứ mủ, bể thận hay do viêm thận. Cơn đau quặn vùng hố sườn lưng 1 bên hoặc 2 bên thành cơn, lan dọc theo đường đi của niệu quản đến bộ phận sinh dục ngoài thường do sỏi niệu quản. Đau âm ỉ vùng hố sườn lưng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

  • Sốt cao, rét run, đau âm ỉ vùng hông lưng nếu có kèm theo viêm thận, bể thận cấp.
  • Có tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục: do viêm bàng quang hoặc viêm thận, bể thận.

Đái ra máu

Thường đái máu đại thể và toàn bãi, sau cơn đau đột nhiên thấy nước hồng hay đỏ thẫm.

Tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu

  • Khó tiểu hoặc bị tắc .
  • Tiền sử tiểu ra sỏi hoặc do nhiễm khuẩn đường tiết niệu .
  • Thận to, chạm thận, bập bềnh thận.

soi-tiet-nieu-la-gi-1

Cách phát hiện ra sỏi tiết niệu

Xét nghiệm nước tiểu

  • Để dự đoán loại sỏi, cần định lượng canxi, acid uric niệu, tìm cặn oxalat, cặn phosphat.
  • Muốn dự đoán biến chứng, cần làm các xét nghiệm:
  • Protein niệu.
  • Vi khuẩn + hoặc nhiều bạch cầu đa nhân thoái hóa trong nước tiểu là có nhiễm khuẩn tiết niệu.

Chụp X-quang

Nhằm tìm ra khu trú vị trí của sỏi.

Siêu âm

Đáng giá kích thước thận và xác định số lượng, vị trí sỏi tiết niệu.

Phân tích sỏi

Để biết thành phần của sỏi, giúp cho lựa chọn thuốc điều trị và các biện pháp dự phòng tái phát.

Phương pháp điều trị sỏi tiết niệu chuẩn Y khoa

  • Uống nhiều nước, thường xuyên thể dục thể thao thao là biện pháp giúp cho những sỏi nhỏ và vừa có thể ra ngoài theo đường nước tiểu.
  • Các biện pháp can thiệp lấy sỏi: nội soi, mổ lấy sỏi, phá sỏi bằng sóng cao tầng.
  • Nếu do cường tuyến cận giáp cần phẫu thuật cắt bớt
  • Nếu canxi niệu cao không rõ nguyên nhân bất thường dùng lợi tiểu nhóm thiazid.
  • Thuốc giảm hấp thụ canxi ở ruột được sử dụng cho bệnh nhân có canxi niệu và canxi máu cao.
  • Hạn chế ăn nhiều oxalat.
  • Không uống vitamin C thường xuyên và liều lượng cao
  • Dùng lợi tiểu nhóm thiazid để làm giảm canxi niệu.
  • Uống citrat kali để ức chế quá trình kết tinh canxi oxalat thành sỏi.
  • Hạn chế ăn thịt, cá nạc.
  • Uống D-penicillamine để tăng hòa bào mòn sỏi ra ngoài.

Khi nền y học càng phát triển thì khả năng chữa bệnh càng cao, cho nên khi người bệnh thấy mình có những biểu hiện nghi ngờ là sỏi tiết niệu thì không được chủ quan mà hãy đến trung tâm y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh trường hợp sỏi phát triển lớn gây khó khăn cản trở trong sinh hoạt hằng ngày và tính mạng.