Thuốc Metasone là thuốc gì? Thuốc Metasone có tác dụng gì?

Thuốc Metasone là thuốc gì?

Thuốc Metasone là loại thuốc thuộc nhóm thuốc giúp giảm đau, hạ sốt, chống viêm steroid.

Tác dụng của thuốc Metasone gồm có:

  • Giúp giảm đau, đặc biệt là các cơn đau do tình trạng viêm nhiễm gây ra.
  • Giúp hạ sốt.
  • Chống viêm.

thuoc-metasone-la-thuoc-gi-2

Thành phần trong thuốc Metasone 

Được bào chế dưới dạng viên nén, mỗi viên Metasone chứa hàm lượng chất chính là Betamethasone 0,5mg và một số tá dược với liều lượng vừa đủ.

Quy cách đóng: Thuốc được đóng gói kỹ trong hộp giấy chứa 10 vỉ x 10 viên nén.

Thuốc Metasone có giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, giá của một hộp thuốc Metasone thường giao động từ 200.000 VND – 220.000 VND/ 1 hộp (tùy nhà thuốc).

Đối tượng sử dụng thuốc Metasone

Tùy vào từng trường hợp, tình trạng bệnh của các đối tượng mà bác sĩ sẽ kê đơn điều trị riêng, điển hình như là:

  • Người bệnh mắc bệnh thấp khớp như: viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch cấp và bán cấp, viêm mỏm lồi cầu, viêm bao gân cấp không đặc hiệu, viêm cơ, viêm mô xơ, viêm gân, viêm khớp vảy nến.
  • Người mẫn cảm, dị ứng các:  viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, viêm phế quản dị ứng nặng, viêm da dị ứng, phản ứng quá mẫn với thuốc cơn hen, hen phế quản mạn, vết côn trùng đốt.
  • Người mắc các chứng bệnh về da như:  bệnh xơ cứng bì, viêm da cơ,  bệnh ban vảy nến, ban đỏ đa tạng, viêm da tróc vảy, viêm da tiếp xúc,  tổn thương thâm nhiễm khu trú, phì đại của liken phẳng, sẹo lồi.
  • Người bệnh mắc bệnh về nội tiết như: bệnh suy vỏ thượng thận,  viêm tuyến giáp không gây viêm mủ,  tăng sản thượng thận bẩm sinh, tăng calci huyết do ung thư.
  • Người bệnh gặp các vấn đề về mắt như: viêm, dị ứng ở mắt, viêm dây thần kinh thị giác, viêm giác mạc, viêm kết mạc dị ứng, viêm màng mạch nho sau, viêm màng mạc mạch lan tỏa.
  • Người bệnh gặp các vấn đề về hô hấp như:  bệnh tràn khí màng phổi, bệnh xơ hóa phổi, bệnh sarcoid triệu chứng.
  • Người bệnh mắc bệnh về máu như: bệnh giảm tiểu cầu gặp ở người lớn, bệnh thiếu máu tan  máu, các phản ứng truyền máu.
  • Người bệnh mắc bệnh về đường tiêu hóa như: bệnh đại tràng, viêm loét đại tràng gây chảy máu, bệnh viêm gan mãn tính tự miễn, bệnh crohn ở giai đoạn phát triển .
  • Người bệnh mắc chứng thận hư. 

Cách dùng, liều dùng thuốc Metasone

Người lớn

Liều dùng sẽ còn tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh. Dưới đây là liều dùng tham khảo:

  • Sử dụng ngắn ngày: 2 – 3mg/ngày (sử dụng trong vòng từ 2-5 ngày), những ngày tiếp theo giảm liều đi 0.25 – 0.5 mg. Liều lượng cụ thể sẽ được bác sĩ hoặc dược sĩ chỉ định sao cho phù hợp với người bệnh.
  • Với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp: sử dụng từ 0.5 – 2mg/ngày. Với bệnh nhân sử dụng liều duy trì nên sử dụng ở liều thấp nhất.
  • Bệnh khác: sử dụng từ 1.5 – 5mg/ngày trong vòng 1 – 3 tuần, sau đó giảm xuống liều thấp nhất. Có thể dùng liều lớn hơn cho bệnh nhân mắc bệnh cơ liên kết hỗn hợp, viêm  loét ruột kết.

Trẻ em 

Với trẻ em từ 12 tuổi trở lên dùng 75% liều người lớn.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tránh các tình huống không mong muốn xảy ra.

Đối tượng nào không nên sử dụng thuốc Metasone

  • Người quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Người bị nhiễm nấm toàn thân.
  • Người mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: thủy đậu, sởi, sốt rét,…
  • Người nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm phổi nặng.
  • Người xuất huyết tiêu hóa nặng.
  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: 
  • Chống chỉ định sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Đối tượng cần phải thận trọng khi dùng thuốc Metasone

  • Người bị suy tim sung huyết,  mới mắc nhồi máu cơ tim .
  • Người bị cao huyết áp.
  • Người bị đái tháo đường .
  • Người bị động kinh.
  • Người suy gan, suy thận.
  • Người bị loét dạ dày.

Tác dụng phụ của thuốc Metasone

Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng metasone

  • Gây loét dạ dày tá tràng.
  • Khiến vết thương chậm lành .
  • Gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Co giật.
  • Gây rối thành phần điện giải.
  • Làm teo da.
  • Nổi mẩn đỏ, mề đay.

Khi nhận thấy những triệu chứng này xuất hiện, bạn cần đến ngay bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời. Không được chủ quan gây nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tương tác thuốc metasone

Một số tương tác của metasone khi kết hợp với một số thuốc khác. Ví dụ điển hình là:

  • Khi sử dụng metasone  kết hợp với Rifampicine, Phenobarbital, Phenyltone hoặc Ephedrine: sẽ làm tăng quá trình chuyển hóa các dẫn xuất của chất corticoid.
  • Khi sử dụng metasone  kết hợp với thuốc lợi tiểu có thể làm giảm nồng độ kali trong máu.
  • Khi sử dụng metasone  kết hợp với thuốc chống đông máu Coumarin sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của  loại thuốc này. Vì vậy người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông máu cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng kết hợp thuốc metasone.

Khi sử dụng thuốc metasone kết hợp với NSAID và rượu sẽ làm tăng tác hại lên niêm mạc ruột và dạ dày.