Top 5 thuốc tiểu đường thế hệ mới tốt nhất hiện nay

Tiểu đường là căn bệnh cực kì nguy hiểm xếp thứ 3 sau ung thư và đột quỵ. Vì thế các loại thuốc tiểu đường thế hệ mới luôn là giải pháp hiệu quả để các bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát được lượng đường huyết tốt hơn đồng thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây nên.

Trong bài viết dưới đây tudiensuckhoe sẽ giới thiệu đến bạn những loại thuốc trị tiểu đường mới nhất, an toàn nhất và được các chuyên gia y tế khuyên dùng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Một số thông tin về bệnh tiểu đường

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ( ADA) thì tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm được ví như “kẻ giết người thầm lặng”. Đái tháo đường đứng thứ 4 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Trên thế giới hiện có 400 triệu người mắc bệnh và mỗi năm có khoảng 5 triệu người chết do căn bệnh này.

Tính đến hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra loại thuốc chữa trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Vì thế người bệnh nên sử dụng thuốc đều đặn để ổn định đường huyết và tránh những biến chứng không mong muốn gây nên.

Trước khi tìm hiểu về những loại thuốc trị tiểu đường tốt nhất tudiensuckhoe mời các bạn cùng tìm hiểu một số thông tin về căn bệnh này nhé.

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn so với mức bình thường do tuyến tụy không tự sản sinh được insulin hoặc sản sinh đủ nhưng hoạt động không bình thường. Từ đó làm cho quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể bị rối loạn.

Đừng bỏ lỡ

[Review] Top 5 thuốc trị tiểu đường của Mỹ tốt nhất hiện nay

[Review] Top 5 loại thuốc bổ xương khớp của Mỹ tốt nhất 2020

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Bạn có thể nhận biết triệu chứng của bệnh tiểu đường thông qua các dấu hiệu sau:

  • Khát nước liên tục mặc dù bạn đã uống rất nhiều nước.
  • Rối loạn tiểu tiện, đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Sụt cân đột ngột, bất thường.
  • Thường xuyên có cảm giác đói và mệt mỏi.
  • Thị lực giảm sút.
  • Vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng, nhiễm nấm.
  • Cảm giác đau nhức tay chân thường xuyên.

Khi cơ thể bạn có những dấu hiệu trên thì nên đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời. Vậy biến chứng của bệnh tiểu đường có nguy hiểm không, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé!

Các biến chứng cực kì nguy hiểm của bệnh đái tháo đường

Tiểu đường không làm cho bệnh nhân tử vong ngay lập tức mà thay vào đó bệnh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khiến sức đề kháng cơ thể bị suy giảm trầm trọng về lâu dài dẫn đến tử vong.

Biến chứng cấp tính

  • Hạ đường huyết đột ngột làm cho cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, cồn cào, tim đập nhanh…
  • Hôn mê đột ngột.

Biến chứng mãn tính

  • Thị lực suy giảm, đục thủy tinh thể, mù lòa…
  • Tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, cao huyết áp.
  • Thường xuyên có cảm giác đau nhức chân tay, nhịp tim và nhịp thở bất ổn, vã mồ hôi.
  • Chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng hơn là suy thận.
  • Nhiễm khuẩn răng miệng, vùng kín hay viêm đường tiết niệu.

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên bạn cũng có thể phòng tránh bằng cách:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục để nâng cao sức để kháng cho cơ thể.
  • Thăm khám sức khỏe định kì 6 tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
  • Luôn giữ cân nặng ở mức ổn định, tránh thừa cân, béo phì.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều chất tạo ngọt hoặc chứa nhiều muối, bổ sung hàm lượng thực phẩm giàu chất xơ.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá.
  • Không nên bỏ bữa sáng, thức khuya, nhịn ăn…

Khi mắc bệnh bạn sẽ sống chung với bệnh cả đời mà thể chữa trị dứt điểm được. Điều quan trọng là kiểm soát lượng đường sao cho phù hợp bằng cách sử dụng thuốc tây kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh để là giải pháp tối ưu nhất.

Y học phát triển, một số loại thuốc mới ra đời mang đến niềm hi vọng cho nhiều bệnh nhân tiểu đường. Mặc dù không thể thay thế cho những loại thuốc cũ nhưng các loại thuốc thế hệ mới có thể áp dụng cho nhiều trường hợp đặc biệt là đối với những bệnh nhân không đáp ứng được với thuốc cũ.

Dưới đây là các loại thuốc tiểu đường thế hệ mới tốt nhất, hiệu quả nhất mà bạn nên tham khảo thì tìm kiếm những giải pháp mới trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

5 loại thuốc tiểu đường thế hệ mới tốt nhất 2020

Thuốc Glimepiride

Là một loại thuốc hạ đường huyết thuộc nhóm sufonylurea sử dụng điều trị cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Tuyệt đối không sử dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1.

Chỉ định

Dùng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi không kiểm soát được lượng đường huyết bằng chế độ ăn kiêng và luyện tập thể thao.

Cách dùng

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén có thể sử dụng cùng với nước lọc. Khi dùng tuyệt đối không nhai hoặc nghiền nát thuốc. Nên uống vào bữa sáng hay bữa ăn chính đầu tiên trong ngày.

Liều lượng

Tùy thuộc vào đối tượng, thể trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ có những chỉ định về liều lượng khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số liều dùng phổ biến như:

  • Liều ban đầu: 1mg/lần mỗi ngày dùng một lần.
  • Liều duy trì: Có thể tăng lên mỗi 1mg so với liều lượng ban đầu từ 1-2 tuần/lần.

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Glimepiride cho các đối tượng sau đây:

  • Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1
  • Người bị nhiễm keto-acid do tiểu đường.
  • Người bị suy gan, suy thận nặng.
  • Người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Trẻ em.

Tác dụng phụ

Sau khi sử dụng thuốc bệnh nhân thường gặp các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, hạ đường huyết… nếu xuất hiện các triệu chứng vàng da, sốt cao, nước tiểu có màu sẫm thì nên tìm gặp bác sĩ ngay.

Lưu ý: Thuốc tiểu đường thế hệ mới Glimepiride có thể sử dụng đồng thời với nhiều loại thuốc khác nhau vì thế bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ đồng thời báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc bạn dùng trước đó.

Thuốc tiêm Exenatide

Thuốc tiêm Exenatide là sản phẩm của thương hiệu Byetta hay Bydureon. Là loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường được bào chế dưới dạng tiêm dùng để điều trị tiểu đường tuýp 2.

Chỉ định

Dùng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Chống chỉ định

  • Người bị tiểu đường tuýp 1.
  • Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc tiêm Exenatide.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Trẻ em.
  • Người có tiền sử bị ung thư biểu mô tuyến giáp ở thể tủy.
  • Người bị tiền sử tân sinh đa tuyến nội tiết men 2.

Các dùng và liều lượng

Bác sĩ sẽ dựa trên thể trạng bệnh của mỗi người để đưa ra liệu lượng cụ thể. Ngày thường tiêm 2 mũi mỗi mũi cách nhau ít nhất 6 giờ và thường là trước bữa ăn.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc bạn sẽ thường gặp một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy. Tuy nhiên bạn nên kịp thời gặp bác sĩ khi găp những tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Đau liên tục ở vùng dạ dày.
  • Bị phát ban, dị ứng da.
  • Khó thở, khản tiếng.
  • Bị sưng phù nhiều vị trí trên cơ thể.
  • Rối loạn tiểu tiện.

Lưu ý: Thuốc tiêm Exenatide có thể làm giảm hấp thu các loại thuốc khác dùng theo đường uống vì thế bạn nên giãn cách các loại thuốc khác khoảng 1 tiếng. Bên cạnh đó bạn nên báo cho bác sĩ biết về những loại thuốc bạn đang sử dụng.

Thuốc Pramlintide acetate

Pramlintide acetate cũng là một loại thuốc tiểu đường thể hệ mới sử dụng theo đường tiêm được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Loại thuốc này hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, làm cho người bệnh có cảm giác no lâu.

Chỉ định

Dùng cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.

Chống chỉ định

Tuyệt đối không sử dụng thuốc Pramlintide acetate cho những đối tượng sau:

  • Người bị viêm loét dạ dày.
  • Người bị hạ đường huyết không nhận thức.
  • Người có chỉ số HbA1c > 9%.
  • Người bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Cách dùng và liều lượng

Thuốc Pramlintide acetate dùng để tiêm vào mỗi bữa ăn chính, được tiêm vào bụng hoặc vào đùi bằng ống tiêm, tuyệt đối không tiêm vào tay vì có thể làm sự hấp thụ của thuốc bị thay đổi.

Tùy thuộc vào từng đối tượng mà bác sĩ có những chỉ định về liều lượng khác nhau.

Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1

  • Liều ban đầu: 15mcg/lần, tối đa 4 lần/ngày.
  • Tăng liều: Sau khi sử dụng thuốc 3 ngày nếu không có các triệu chứng bất thường có thể tăng dần theo mức 30-40-60mcg.

Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

  • Liều ban đầu: 60mcg/lần, tối đa 3 lần/ngày.
  • Tăng liều: Sau 3 ngày nếu không thấy buồn nôn có thể tăng lên 120mcg/lần.

Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc bạn có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi, chóng mặt, đau khớp…vì thế bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Lưu ý: Thuốc Pramlintide acetate có thể sử dụng đồng thời cùng với nhiều loại thuốc khác nhau tuy nhiên bạn nên tham vấn và báo cho bác sĩ về những loại thuốc mà mình sử dụng trước đó.

Thuốc Sitagliptin

Thuốc Sitagliptin cũng là một loại thuốc tiểu đường thế hệ mới được sử dụng phổ biến trong việc kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Thuốc được thương hiệu Januvia phân phối rộng rãi trên thị trường.

Chỉ định

Sử dụng điều trị cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2.

Chống chỉ định

  • Người có tiền sử viêm tụy
  • Người bị sỏi mật
  • Người đang mắc các vấn đề về thận.
  • Người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Người nghiện rượu.
  • Phụ nữ mang thai và cho cho con bú.

Cách dùng và liều lượng

Thuốc Sitagliptin được bào chế dưới dạng viên nén vì thế bạn có thể dùng chung với nước lọc. Tuy nhiên khi sử dụng tuyệt đối không được cắn, bẻ, nghiền nát thuốc đồng thời không sử dụng thuốc với bất cứ thức uống nào khác.

Liều dùng của thuốc Sitagliptin là 100mg/lần và mỗi ngày chỉ dùng một lần duy nhất.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng. Một số trường hợp có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như:

  • Phát ban, dị ứng.
  • Lượng đường trong máu hạ thấp.
  • Khó thở, đau tức ngực.
  • Nước tiểu có lẫn máu.
  • Viêm tụy và sưng đau các khớp.

Lưu ý: Hiện chưa có mức độ tương tác với các loại thuốc khác vì thế khi sử dụng bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra.

Janumet – Thuốc tiểu đường thế hệ mới

Janumet là loại thuốc tiểu đường bán chạy nhất trên thị trường hiện nay và được dùng để kiểm soát lượng đường trong máu của những bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 2.

Chỉ định

Dùng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Chống chỉ định

  • Người bị rối loạn chức năng thận hoặc mắc các vấn đề liên quan đến thận.
  • Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng cho bệnh nhân được chụp X quang có tiêm tĩnh mạch chất cản quang gắn iode phóng xạ.
  • Bệnh nhân cao tuổi, yếu sức hoặc suy dinh dưỡng.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Liều lượng

  • Uống 2 viên/ngày và chia làm 2 lần sau bữa ăn.

Tác dụng phụ

  • Lượng đường trong máu xuống thấp, buồn nôn, đầy hơi…
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên gây nghẹt mũi, chảy nước mũi và đau họng.
  • Tiêu chảy, đau dạ dày hoặc chán ăn.
  • Sưng chân tay, viêm xương khớp.

Lưu ý: Janumet có thể sử dụng cùng với nhiều loại thuốc khác nhau, khi dùng bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng để được tư vấn cụ thể nhất.

Lời kết

Trên đây là những loại thuốc tiểu đường thế hệ mới nhất mà tudiensuckhoe tổng hợp nhằm giúp những bệnh nhân đái tháo đường có nhiều lựa chọn đúng đắn hơn. Hãy kết hợp tập luyện, chế độ ăn uống khoa học để mang lại hiệu quả tốt nhất và không quên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé.