Nhiễm sán lợn là một trong những căn bệnh tương đối nguy hiểm thường xảy ra do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Nhiễm sán lớn có những triệu chứng khác nhau và khó có thể phát hiện bằng mắt thường. Trong bài viết dưới đây Từ Điển Sức Khỏe sẽ tổng hợp chi tiết những triệu chứng nhiễm sán lợn và cách phòng bệnh như thế nào để bạn bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. Mời các bạn cùng theo dõi!
Có thể bạn quan tâm
Bệnh sán lợn là gì?
Bệnh sán lợn hay còn có tên gọi là sán lợn gạo, sán dây do thức ăn, nước hoặc thịt lợn bị nhiễm trứng sán dây hoặc ấu trùng. Nếu bạn ăn phải một số lượng nhất định chúng sẽ di chuyển ra ngoài ruột và hình thành các nang ấu trùng trong cơ quan và các mô.
Nguyên nhân chính khiến bạn bị nhiễm sán lợn
Sán lợn là một bệnh kí sinh trùng có khả năng lây nhiễm cực kì cao giữa động vật và người. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc ăn phải thịt lợn mang ấu trùng sán hoặc ăn phải những thực phẩm có nhiễm ấu trùng sán từ phân người. Trong đó lợn đóng vai trò là vật chủ trung gian truyền bệnh cho người.
Nguy cơ mắc bệnh sán dây lợn bắt nguồn từ tập tục ăn uống, bao gồm việc ăn thịt lợn nấu chưa chín như tiết canh, nem chua… Ngoài ra những thực phẩm nấu chưa chín như rau sống, củ quả rửa không sạch hay nguồn nước chưa đun rồi đều có khả năng nhiễm sán lợn.
Triệu chứng nhiễm sán lợn
Triệu chứng nhiễm sán lợn không rõ rệt, bệnh chủ yếu làm cho người bệnh bị rối loạn tiêu hóa nhẹ, đau bụng nên nhiều người khó có thể nhận biết được.
Dấu hiệu nhiễm sán lợn thường người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài. Đốt sán có hình dẹt như xơ mít, đầu phẳng một số trường hợp có trứng sán trong phân.
Nếu sán làm tổ trong não gây nên hiện tượng co giật kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau. Nếu trẻ em bị mắc sẽ làm cho não bộ không phát triển đồng thời có thể gây ra co giật và ngất xỉu đốt ngột.
Để phát hiện ấu trùng sán lợn ở não người bệnh cần làm xét nghiệm và chụp cộng hưởng từ, CT não. Người bệnh cần phát hiện và điều trị kịp thời để tránh lây lan cho cộng đồng.
Nhiễm sán lợn có nguy hiểm không?
Nhiễm sán lợn có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào khả năng gây bệnh của sán có còn hay không. Cụ thể hơn là thực phẩm có ấu trùng sán nhưng đã được nấu chín kĩ thì người ăn vào cũng không có nguy cơ mắc bệnh nữa.
Mặc khác nếu điều kiện ăn uống và chế biến không đảm bảo dẫn đến việc thịt lợn nhiễm sán chưa được nấu chín thì sau khi bạn ăn vào trứng sẽ vào dạ dày nở ra ấu trùng con.Ấu trùng chuyển đến ruột non và xuyên qua thành của ống tiêu hóa vào máu, sau đó chúng di chuyển theo máu đến các vân cơ, não và mắt bắt đầu kí sinh tại máu và hóa nang.
Tùy thuộc vào vị trí kí sinh nang sán mà cơ thể có những biểu hiện khác nhau và mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào thời gian nhiễm bệnh và thời điểm chữa trị bởi nhiễm sán thường không có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào điển hình vì thế đa số người nhiễm thường không đi khám và điều trị kịp thời. Nếu nhiễm sán lợn dài ngày sẽ làm suy giảm sức khỏe, rối loạn tiêu hóa và suy kiệt dần.
Cách phòng tránh bệnh sán lợn theo khuyến cáo của bộ y tế
Để phòng bệnh nhiễm sán lợn bộ y tế khuyến cáo như sau:
- Không nên sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm và phải tuân thủ quy tắc “ăn chín uống sôi” các thức ăn cần được nấu chín kĩ và chế biến hợp vệ sinh. Thông thường ấu trùng sán lợn sẽ chết ở nhiệt độ 75 độ C và đun trong vòng 2-5 phút.
- Không ăn thịt lợn tái, tiết canh, nem sống và không ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh vì nguy cơ mắc ấu trùng sán lợn rất cao.
- Xử lí phân người và động vật đúng cách để tránh tiếp xúc với trứng sán dây.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ.
- Không nuôi lợn thả rông.
- Người có sán trưởng thành trong ruột phải điều trị kịp thời và không được phóng uế bừa bãi.
Hi vọng sau khi tham khảo bài viết bạn có thêm nhiều kiến thức hơn về bệnh sán lợn cũng như hiểu rõ được triệu chứng nhiễm sán lợn và cách phòng tránh. Nhiễm sán lợn thực sự rất nguy hiểm và dễ mắc phải vì thế hãy bảo vệ chính bản thân và gia đình bằng cách ăn chín uống sôi và chọn những loại thực phẩm đảm bảo an toàn.